您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【kết quả adana demirspor】Tiếng nói lạc quan từ Hội nghị COP 26 正文

【kết quả adana demirspor】Tiếng nói lạc quan từ Hội nghị COP 26

时间:2025-01-25 00:28:01 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Hội nghị thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến kết quả adana demirspor

Hội nghị thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) đã diễn ra gần 1 tuần,ếngnilạcquantừHộinghịkết quả adana demirspor với những cam kết mạnh trong chống biến đổi khí hậu. Có những tiếng nói lạc quan từ hội nghị về việc tiến gần hơn mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ tham vọng đặt ra.

Biến đổi khí hậu toàn cầu. Ảnh: NASA

Một trong những thông báo quan trọng tại Hội nghị COP 26 đó là cam kết của lãnh đạo các nước về phát thải ròng bằng 0, trong đó đáng chú ý nhất là cam kết của Ấn Độ, một trong những quốc gia có lượng khí thải cao nhất thế giới, đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070. Thái Lan, Nepal, Nigeria và Việt Nam cũng cam kết đưa ra mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, trong khi Argentina, Brazil, Guyana và Mauritania nằm trong số những nước công bố cập nhật mục tiêu 2030.

Một kết quả quan trọng khác tại hội nghị là những nỗ lực để ngăn chặn nạn phá rừng vào năm 2030 và đạt được cam kết giảm mức thải khí methane. Một “thỏa thuận” đầu tiên được công bố với hơn 100 nhà lãnh đạo, bao gồm cả Brazil và Trung Quốc, đồng ý chấm dứt và đối phó nạn phá rừng vào năm 2030. Điều quan trọng là các cam kết được đưa ra cùng các nghĩa vụ tài chính đi kèm. 20 quốc gia cam kết chấm dứt tài trợ các dự án nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài cũng là điểm sáng tại hội nghị khi thế giới đang thúc đẩy chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

Theo Chủ tịch COP 26 Alok Sharma, thời điểm kết thúc của than đá không còn xa: “Tôi tin rằng chúng ta đang tiến gần đến một giai đoạn mà việc phụ thuộc vào than đá để phát triển sẽ đi vào dĩ vàng. Một tương lai tươi sáng hơn đang ở gần hơn bao giờ hết, một tương lai của không khí sạch hơn, điện năng rẻ hơn và những việc làm Xanh”.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 190 quốc gia và tổ chức cam kết ngừng sử dụng than đá, loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất. Mục tiêu đặt ra là loại bỏ điện than vào những năm 2030 (đối với các nền kinh tế lớn) và những năm 2040 (đối với các nền kinh tế nhỏ hơn).

Giám đốc Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Biro cho rằng với việc thực hiện tất cả các cam kết đưa ra tại hội nghị cho đến nay, thế giới có thể giới hạn mức tăng nhiệt độ của Trái Đất ở mức 1,8 độ C. Mặc dù chưa đạt được mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu là 1,5 độ C, nhưng điều này cho thấy các nước đang tiến gần đến mục tiêu hơn.

Tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ không tụt hậu trong cuộc chiến này mà sẽ thể hiện vai trò dẫn dắt và những cam kết khí hậu không chỉ dừng ở lời nói mà được thể hiện bằng hành động. Ông tin rằng Mỹ có thể hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 giảm từ 50 đến 52% lượng khí phát thải so với năm 2005.

Đặc phái viên Mỹ về vấn đề khí hậu John Kerry cũng khẳng định: “Cá nhân tôi tham dự nhiều hội nghị COP nhưng COP 26 lần này cho thấy sự cấp bách và tập trung hơn. Chưa bao giờ trong những ngày đầu tiên của Hội nghị COP lại chứng kiến nhiều sáng kiến và đặc biệt các khoản tài chính cụ thể được đưa ra”.

Có thể nói không giống như các hội nghị trước đây, COP 26 có thể không thể hiện sự thành công bằng một Hiệp ước mới hoặc một “chiến thắng lớn”, mà tìm kiếm những chiến thắng nhỏ hơn nhưng quan trọng về các cam kết cắt giảm khí thải, tài chính khí hậu và đầu tư. Và thước đo thành công cuối cùng sẽ được đánh giá dựa trên việc liệu những cam kết nhỏ đó có đủ khả năng thúc đẩy tiến độ duy trì mục tiêu 1,5 độ C hay không. Hiện COP 26 mới đi được nửa chặng đường và cần huy động những cam kết mạnh mẽ hơn nữa để thế giới có đủ công cụ để bảo vệ hành tinh Xanh.

NGUYỄN TẤN tổng hợp