Thực hiện lời kêu gọi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về việc đóng góp ý kiến cho bản dự thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”,Đềxuấtđổimớichươngtrigravenhgiaacuteodụcphổceara vs tôi xin trình bày một số ý kiến và kiến nghị như sau: Vấn đề thứ nhất: Cần đặt ra một số mục tiêu có tính khả thi. Tôi nhận thấy rằng, trong dư luận hiện nay, trước các đề án đổi mới, một mặt, người dân không hài lòng với tình hình hiện tại, không ít người lên tiếng phê phán, chỉ trích, nhưng mặt khác, người dân lại thiếu niềm tin vào cơ quan quản lý chủ trì đề án. Không ít người cho rằng các đề án đổi mới chỉ là cách cơ quan quản lý “vẽ việc tiêu tiền”, vì lợi ích nhóm, còn hiệu quả thu được thì đáng nghi ngờ. Do vậy, việc đặt ra một số mục tiêu đổi mới giáo dục cụ thể đủ lớn và có tính khả thi là hết sức cần thiết để giải quyết mâu thuẫn này, tạo sự đồng thuận của nhân dân. Theo tôi, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của lần đổi mới giáo dục này là giải quyết những yếu kém, nhược điểm của "con người Việt Nam điển hình" đã và đang cản trở khả năng phát triển của mỗi cá nhân và đất nước như: Hiểu biết luật pháp quốc gia và quốc tế hạn chế; sống và làm việc cảm tính, duy tình hơn duy lý, dễ dãi, xuề xòa, tính kỷ luật thấp, làm cho việc xây dựng xã hội văn minh và pháp quyền khó khăn. Khả năng sáng tạo công nghệ và làm công nghiệp kém. Ngoại ngữ (tiếng Anh) kém. Mặc dù tiếng Anh được dạy trong suốt nhiều năm phổ thông và đại học nhưng trên thực tế, mặt bằng trình độ tiếng Anh của người Việt Nam vẫn rất thấp so với khu vực. Tôi tin rằng, nếu Chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra mục tiêu và có các giải pháp cụ thể để giải quyết được ba yếu kém, nhược điểm trên sẽ có sức thuyết phục rất lớn đối với người dân. Họ sẽ ủng hộ việc đổi mới. Sơ đồ Giáo dục Việt Nam theo tác giả đề xuất. |
|