【tỷ số bắc ireland】Không ít người nghĩ học để làm cán bộ rồi mới làm việc, làm người

Tại hội thảo do TƯ Đoàn chủ trì,ôngítngườinghĩhọcđểlàmcánbộrồimớilàmviệclàmngườtỷ số bắc ireland phối hợp Ban Tuyên giáo TƯ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, đề cập tới công tác bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Xuân Thắng cho hay, sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến công tác cán bộ và đào tạo cán bộ.

“Ngay trong những ngày đầu thành lập Đảng, để chuẩn bị đội ngũ cốt cán lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng, Bác Hồ đã mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng.

{ keywords}
Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng

Đối với Bác, cán bộ hết sức quan trọng, là gốc của Đảng. Muôn sự thành công hay thất bại chủ yếu, phần nhiều là do cán bộ tốt hay kém”, ông Thắng nói.

Đào tạo cán bộ là công việc thường xuyên, tư tưởng đó được Bác nhấn mạnh ở nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, những bài viết sâu sắc.

Theo ông Thắng, năm 1949, khi phát biểu khai giảng lớp học tại trường Đảng TƯ Nguyễn Ái Quốc, Bác nói học để làm người, làm việc, làm cán bộ. Học để phụng sự tổ chức, đoàn thể, phụng sự Tổ quốc, dân tộc và nhân loại.

“Bác đi từ những gì rất cụ thể. Trước hết, học để làm người, làm việc đã rồi mới làm cán bộ.

Tư tưởng này vô cùng quan trọng. Bởi vì đâu đó và đặc biệt hiện nay cũng không ít người nghĩ việc học để làm cán bộ rồi mới làm việc, làm người”, ông Thắng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Xuân Thắng nhắc lại lời của Bác rằng, có tài mà không có đức thì vô dụng, thậm chí nguy hại. Nhưng chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Trong Di chúc, Bác cũng nhấn mạnh đào tạo cán bộ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng cần thiết, thể hiện ở hai phẩm chất là vừa hồng, vừa chuyên.

“Hồng ở đây không phải là đạo đức thuần túy, không phải chỉ là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín mà phải nâng lên thành đạo đức cách mạng, thể hiện ở lý tưởng, mục tiêu, bản lĩnh, ở sự xả thân vì sự nghiệp mà Bác Hồ và các thế hệ cha anh đã phấn đấu không ngừng nghỉ.

Còn chuyên là chuyên môn, chuyên sâu, phải am hiểu kiến thức, lý luận, phương pháp, tư duy, tầm nhìn, khả năng tổ chức và năng lực lãnh đạo, quản lý”, ông Thắng phân tích.

Theo ông, trong điều kiện hiện nay, thế giới thay đổi quá nhanh. Như mạng xã hội hiện phát triển và có thách thức rất lớn.

“Thanh niên cơ bản là rất tốt, có lý tưởng, luôn luôn phấn đấu nhưng cũng không ít thanh niên chịu ảnh hưởng nặng nề của thông tin không chuẩn xác, thậm chí dao động, mất niềm tin.

Chúng ta triển khai học tập theo Chỉ thị 05 thì phải ngăn chặn, khắc phục những cái này. Nhiều thanh niên suốt ngày lên mạng xã hội nghe thông tin không chính xác, nếu không có sự tỉnh táo thì mất niềm tin, hoang mang thực sự”, ông Thắng nói.

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị thanh niên cần tham gia phản bác các luận điệu sai trái trên mạng xã hội, thông tin về những điểm đúng, những gì là chân giá trị, những thành tựu đạt được, chuẩn hóa về thông tin…

Người lớn phải làm gương cho lớp trẻ, gương tốt không mờ

Theo GS.TS Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, quan điểm của Bác về thanh niên, vai trò vị trí, sức mạnh của thanh niên, nếu so với các bậc tiền bối, thời kỳ trước đó thì không có gì khác.

{ keywords}
GS.TS Mạch Quang Thắng

Tuy nhiên, Bác đã nâng lên một cấp độ rất mới, đánh giá thanh niên là “rường cột của quốc gia”.

Ông Mạch Quang Thắng cho hay, trong Di chúc, Bác nhấn mạnh rằng trách nhiệm của Đảng phải đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

“Chúng tôi nghiên cứu bút tích của Bác cẩn thận từng câu từng chữ. Bác viết "thanh niên chúng ta nói chung là tốt".

Nói chung là vậy, còn nói riêng là có cái chưa tốt. Vậy kiểm điểm công tác của Đảng và công tác Đoàn phải nhìn ở cả hai điểm, mặt ưu và nhược điểm.

Thường chúng ta thích nghe thành tích, thích nghe êm tai mà không thích nghe những lời nghịch nhĩ, phê phán khuyết điểm. Theo Di chúc của Bác là không nên như vậy”, ông Thắng nói.

Ông cho rằng, việc thực hiện Di chúc của Bác trong công tác thanh niên, rèn luyện đạo đức, lý tưởng, phong cách, lối sống cho thanh niên thì trước hết phải từ bản thân Đảng.

“Trước hết là phương thức lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên. Thời đại ngày nay đã khác rất nhiều, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, nhiều cái nói hôm qua, hôm nay đã thành sự thực, các khái niệm thời gian, không gian truyền thống đã bị phá vỡ, phương thức lãnh đạo của Đảng phải phù hợp với lứa tuổi thanh niên hiện nay”, ông Thắng lưu ý.

Vấn đề nêu gương cũng được ông Thắng nhắc tới.

“Người lớn hãy làm gương cho lớp trẻ. Gương ở đây là gương tốt, không mờ. Cái này chúng ta đang thiếu lắm.

Mà gương ở đây là gương một chiều từ trên xuống dưới, người già làm gương cho người trẻ. Người trong Đảng làm gương cho người ngoài Đảng. Cấp trên làm gương cho cấp dưới. TƯ làm gương cho địa phương. Vấn đề là cấp cao hơn và người lớn phải làm gương”, ông Thắng chia sẻ.

Khoảnh khắc Tổng bí thư Lê Duẩn chứng kiến Bác Hồ viết ‘Mấy lời để lại’

Khoảnh khắc Tổng bí thư Lê Duẩn chứng kiến Bác Hồ viết ‘Mấy lời để lại’

Đúng 21h hôm đó, Bác giao lại chiếc phong bì to đựng các bản thảo Di chúc và bản Di chúc đã đánh máy có chữ ký của Tổng bí thư Lê Duẩn cho ông Vũ Kỳ.

Cúp C2
上一篇:Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
下一篇:Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?