Để phát triển toàn diện,ànhchếbiếnlươngthựcthựcphẩmTPHồChíMinhlạcquanvềxuấtkhẩkết quả trận scotland TP Hồ Chí Minh cần cơ chế đột phá, vượt trội Hải quan TP Hồ Chí Minh: Chia sẻ khó khăn, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa Tìm cách lấy lại đơn hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp lương thực, thực phẩm Sản xuất thực phẩm chế biến gia tăng giá trị nhờ ứng dụng công nghệ mới |
Kiểm tra trái cây trước khi xuất khẩu tại Công ty Vina T&T Group. Ảnh: Minh Hà |
“Tấm hộ chiếu” xanh
Ngành chế biến lương thực, thực phẩm là 1 trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển của TPHCM, hàng năm đóng góp 14 - 15% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm thành phố không chỉ đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố và thị trường trong nước mà đã xuất khẩu đến thị trường nhiều nước trên thế giới.
Mặc dù gam màu xám đang chiếm mảng lớn trong bức tranh chung kinh tế, khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn, song vẫn có những tín hiệu tích cực từ một số doanh nghiệp ngành chế biến lương thực, thực phẩm TPHCM. Chia sẻ niềm vui với chúng tôi, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Colusa - Miliket cho biết, khép lại 5 tháng đầu năm 2023, doanh thu xuất khẩu của công ty tới 30 quốc gia và vùng lãnh thổ tăng trưởng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc tăng cao. Ngoài mỳ tôm là chủ lực, người Mỹ, EU còn chuộng các sản phẩm thuộc dòng gạo.
Ghi nhận thành quả kinh doanh nhờ linh hoạt xoay xở trong khó khăn, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico), có mức tăng trưởng trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, các nhà sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống tại TPHCM đã thích ứng nhanh với những thay đổi thói quen tiêu dùng. Một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm tại thành phố đã bắt đầu hướng đến kinh tế xanh. Đây là tín hiệu tích cực cần được nhân rộng để hướng đến phát triển, tăng trưởng bền vững.
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) cho biết, trong bối cảnh hầu hết doanh nghiệp bị sụt giảm mạnh đơn hàng hoặc không có đơn hàng do khó khăn chung thì khảo sát của HUBA cho thấy, các doanh nghiệp thành viên của HUBA thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, sản xuất xanh lại dồi dào đơn hàng và hiện không thể nhận thêm đơn hàng, bởi đã quá công suất sản xuất.
Điều này cho thấy, “tấm hộ chiếu xanh” sẽ giúp doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm nói riêng vượt các rào cản, vươn mình mở rộng thị phần xuất khẩu, lẫn nâng cao năng lực cung ứng sản phẩm, hàng hoá cho thị trường nội địa. Thông tin từ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) cho biết, trong năm 2022, nhờ xanh hóa quy trình sản xuất nên doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp tăng hơn 60% so với kế hoạch. Từ đầu năm 2023 đến nay, ngoài duy trì thị phần tại Hàn Quốc, Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á, doanh nghiệp tăng thêm đơn hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Trung Quốc nhờ năng lực chuyển đổi xanh.
Với việc đáp ứng các tiêu chuẩn mới của thế giới, đủ điều kiện xuất khẩu sang tất cả thị trường, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T cho biết, 4 tháng đầu năm doanh thu xuất khẩu trái cây của công ty tăng trưởng 20% so với cùng kỳ. Với mặt hàng sầu riêng, năm nay công ty có hợp đồng xuất khẩu 1.500 container (mỗi container 15 tấn) sang thị trường Trung Quốc.
Để phát triển bền vững
Tuy nhiên, dưới tác động khó khăn chung của kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, ngành chế biến lương thực thực phẩm đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu sụt giảm mạnh so cùng kỳ. Báo cáo của UBND TPHCM cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp nhóm 4 ngành công nghiệp trọng điểm của TPHCM mặc dù tăng 3,8% so với cùng kỳ năm truớc, nhưng ngành lương thực thực phẩm và đồ uống giảm 4,7%.
Nhìn nhận về điều này, ông Nguyễn Đặng Hiến, Phó Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM (FFA) cho biết, mặc dù nằm trong nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, nhưng ngành lương, thực thực phẩm vẫn không tránh khỏi những tác động tiêu cực từ lạm phát, xung đột quân sự kéo dài ở một số khu vực trên thế giới. Xu hướng thắt chặt chi tiêu mua sắm tại một số thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, EU… đã khiến đơn hàng xuất khẩu giảm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của các doanh nghiệp. Ở thị trường nội địa, mặc dù doanh nghiệp đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, kết nối xúc tiến thương mại nhưng sức mua vẫn còn yếu. Chỉ số tiêu thụ lương thực thực phẩm (bao gồm bán buôn và bán lẻ) đã giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo đó, "điều các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lương thực thực phẩm cần nhất trong lúc này là các chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất, các hoạt động xúc tiến thương mại, để giúp doanh nghiệp sớm phục hồi, vượt qua khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...", ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) nhận định.
Để nhanh chóng nắm bắt được cơ hội, cũng như tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp ngành thực phẩm cần chú trọng đầu tư mạnh thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Đồng thời, các đơn vị liên quan cần xây dựng kế hoạch quy hoạch vùng nguyên liệu thông qua những giải pháp căn cơ theo hướng tăng hiệu quả liên kết giữa các tỉnh, thành phố, giữa nông dân - doanh nghiệp sản xuất - nhà quản lý để tạo ra vùng nguyên liệu ổn định.
Mặt khác, theo các chuyên gia, để doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm TPHCM phục hồi và phát triển, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lương thực thực phẩm lúc này cần nhất là các chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất. Song song đó, cần có các hoạt động xúc tiến thương mại, để giúp doanh nghiệp sớm phục hồi, vượt qua khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Năm 2023, TPHCM đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5% so với năm 2022; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 12%. Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM Lê Huỳnh Minh Tú cho biết, ngành Công Thương thành phố đang xây dựng chiến lược phát triển ngành chế biến lương thực, thực phẩm thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, TPHCM sẽ hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống xây dựng thương hiệu; hỗ trợ kết nối giao thương, tiếp cận và đổi mới công nghệ vào quá trình sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường nội địa; thu hút các nguồn lực đầu tư để thúc đẩy ngành lương thực, thực phẩm và công nghiệp chế biến phát triển nhanh, bền vững.