【bàn thắng tv trực tiếp】Nghịch cảnh thiếu

作者:Thể thao 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 01:35:19 评论数:

nghich canh thieu thua tin dung

DN cần hoạt động kinh doanh bài bản để xây dựng niềm tin với ngân hàng (ảnh minh họa). Ảnh: KHẢ DOANH

Nghịch lý người thiếu - kẻ thừa

Năm 2013,ịchcảnhthiếbàn thắng tv trực tiếp tùy từng thời điểm, huy động vốn toàn hệ thống ngân hàng luôn vượt khá xa tốc độ tăng tín dụng. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, từ tháng 1 đến 11-2013, tín dụng của toàn hệ thống tăng trưởng 7,5%, trong khi đó tăng trưởng huy động vốn đạt khoảng 15%, tức gấp đôi tốc độ tăng tín dụng. Thời điểm gần cuối năm, đến ngày 12-12-2013, huy động vốn tăng 15,61%, tăng trưởng tín dụng tăng 8,83% so với cuối năm 2012. Trên thực tế, một số ngân hàng thương mại cũng tuyên bố đang “ế” vốn và luôn có những gói tín dụng ưu đãi mời gọi DN. Tuy nhiên, DN vẫn kêu khó tiếp cận tín dụng và những mời chào ấy không hề “dễ ăn”.

Tại một cuộc hội thảo mới đây do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Văn Dinh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Clever, chuyên sản xuất gạch không nung ở Bắc Giang đã thẳng thắn phát biểu về thực trạng vay vốn ngân hàng của DN. Ông Dinh cho rằng, thực tế ngân hàng đưa ra nhiều ưu đãi lý tưởng nhưng khi tiếp cận vốn thì lại khó khăn. Nhận thấy DN mình vẫn làm ăn tốt, có đủ điều kiện để được vay vốn, có tài sản thế chấp bằng nhà, nhưng khi hỏi vay vốn tại nhiều ngân hàng thương mại ông chỉ được hứa hẹn số vay quá ít so với nhu cầu hoặc được hẹn lần hẹn lữa. Ông Nguyễn Văn Dinh đã bức xúc đặt câu hỏi: “Tôi hỏi thật, ngân hàng có tiền như tuyên bố hay không?”. Tình cảnh của ông Nguyễn Văn Dinh không phải là hiếm trong số các DN hiện nay. Theo một khảo sát của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia mới công bố, có tới 50% DN cho biết họ gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay từ ngân hàng thương mại. Các khó khăn chủ yếu là về tài sản đảm bảo, chứng minh năng lực tài chính và vướng mắc về nợ xấu tại ngân hàng chưa trả được.

Về phía ngân hàng, tất nhiên, nhiều lãnh đạo ngân hàng cũng chia sẻ thực sự rất muốn tìm khách hàng tốt để giải ngân, tuy nhiên không thể nới lỏng các điều kiện cho vay vì tình hình nợ xấu hiện nay là nghiêm trọng. Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cho biết: “Nghịch lý hiện nay là ngân hàng thừa vốn nhưng DN thiếu vốn. Thực ra chúng tôi rất muốn cho vay và phải đi tìm khách hàng. Đối với một số khách hàng chiến lược hiện ngân hàng còn cho vay với lãi suất ưu đãi. Vấn đề của DN nhỏ và vừa Việt Nam là không chú trọng xây dựng chiến lược kinh doanh. Dựa vào đó ngân hàng mới đánh giá được tiềm năng của khách hàng. Tuy nhiên cái gốc của kinh doanh là văn hóa kinh doanh cũng chưa được DN Việt chú trọng thực hiện bài bản mà chỉ chờ may rủi là chính. Do đó, DN không có chiến lược hoạt động không những không phát triển mà còn không tạo được niềm tin của ngân hàng”.

Chia sẻ lợi ích

Rõ ràng, các ngân hàng thương mại cũng là các DN kinh doanh, chỉ khác là họ kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt là tiền, do đó càng cần phải thận trọng khi cái giá phải trả cho nợ xấu đã quá đắt. Dẫu vậy, để hóa giải vấn đề khúc mắc về vốn hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn kiên trì đề xuất ngân hàng phải chấp nhận chia sẻ lợi ích với DN nhiều hơn, bằng cách hạ thấp lãi suất cho vay, hoặc nâng cao năng lực thẩm định dự án, giám sát giải ngân để có thể giải ngân cho các đơn vị có phương án kinh doanh tốt dù hiện tại còn khó khăn.

Định hướng tình hình tín dụng năm 2014, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết, mục tiêu năm 2014 tín dụng sẽ tăng khoảng 12- 14% và được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, diễn biến thị trường tiền tệ, ngoại hối. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, dù là 5 hay 10% không phải là điều đáng lo nhất. Quan trọng là việc phân bổ nguồn tín dụng như thế nào để có tác động tích cực đến nền kinh tế. Đặc biệt, xương sống của nền kinh tế là khu vực tư nhân và khối DN vừa và nhỏ cần phải tiếp cận được với nguồn tín dụng.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12- 14% trong năm 2014 mà Ngân hàng Nhà nước đề ra, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Ngân hàng Nhà nước cần có những điều chỉnh chính sách linh hoạt, phù hợp với tình hình kinh tế, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho hệ thống tổ chức tín dụng mở rộng cho vay trên cơ sở nguồn vốn lành mạnh, đảm bảo chất lượng tín dụng và an toàn hệ thống. Về phía các ngân hàng thương mại, cần chia sẻ lợi ích với DN nhiều hơn, bằng cách tiết giảm mọi chi phí có thể để hạ thấp hơn nữa lãi suất cho vay, đồng thời hỗ trợ DN bằng cách xây dựng chuỗi sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh từ cho vay mua nguyên liệu, hỗ trợ thị trường bao tiêu, bảo lãnh DN. Làm như vậy, ngân hàng mới xây dựng được cho mình đội ngũ khách hàng mạnh, thân thiết, giảm rủi ro nợ xấu. Về phía DN cũng tìm được sự hỗ trợ cần thiết, giúp xây dựng nền tảng cho hoạt động sau này.

Song Trân

最近更新