Hiện dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV) đã lan tới 27 quốc gia,êngianóivềnguycơnhiễmviruscoronamớivớitrẻkết quả giao hữu hôm nay vùng lãnh thổ, khiến 1.013 người tử vong và hơn 42.000 ca nhiễm, song số ca trẻ em nhiễm nCoV được báo cáo rất hạn chế. Tại Việt Nam, ngày 11/2, ghi nhận ca đầu tiên nhiễm nCoV là bé gái 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc. Theo báo cáo đăng trên tạp chí JAMA của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, tuổi trung bình của bệnh nhân nhiễm nCoV là từ 49-56 tuổi. Số trường hợp trẻ em nhiễm bệnh tương đối ít. Cũng theo bài báo này, trường hợp một em bé Trung Quốc 10 tuổi đến Vũ Hán cùng gia đình, sau đó bị bệnh nhưng không có triệu chứng biểu hiện rõ ràng và đã lây cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên những người lớn trong nhà lại có triệu chứng sốt, đau họng, tiêu chảy và viêm phổi. Các dữ liệu hiện có cho thấy, tỉ lệ trẻ em mắc nCoV rất thấp và các triệu chứng nhẹ hơn người lớn. Ảnh: Reutes
"Trẻ em vẫn mắc nhưng không có triệu chứng hoặc phát bệnh rất nhẹ”, BS Raina MacIntyre, nhà dịch tễ học thuộc ĐH New South Wales (Úc) đánh giá. Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi Trung ương, đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được đầy đủ vì sao tỉ lệ trẻ em mắc virus corona mới lại thấp hơn các nhóm khác do các dữ liệu liên quan đến đặc điểm môi trường, miễn dịch của trẻ, đặc điểm của virus vẫn đang được nghiên cứu. “Quan sát từ thực tế dịch SARS năm 2003 và dịch MERS năm 2016 (đây là 2 bệnh do cùng họ coronavirus) cho thấy, quần thể trẻ em bị bệnh cũng rất ít, tỉ lệ tử vong gần như không thấy báo cáo”, PGS Điển cho biết. PGS Điển dẫn chứng thêm, ngay như dịch cúm, theo số liệu của Mỹ, tỉ lệ trẻ em nhiễm bệnh và tử vong cũng thấp hơn nhiều nhóm trung niên và cao tuổi. Hay bệnh thủy đậu, hầu hết ca bệnh ở trẻ em đều nhẹ nhưng người lớn dễ tiến triển nặng. Tuy nhiên, cũng là virus, nhưng một số bệnh lại đặc hiệu ở trẻ em như bệnh tay chân miệng, sởi… gây diễn tiến nặng. Do vậy, hiện chưa thể giải thích được vì sao virus corona mới lại ít tấn công trẻ em. Dù vậy, PGS Điển cho biết, các chuyên gia ở nước ngoài đã phân tích dựa theo 2 đặc điểm lớn là yếu tố môi trường và miễn dịch. Với đặc điểm môi trường, trẻ em thường được bảo vệ ấm áp hơn, tốt hơn, sạch sẽ hơn, ăn uống dinh dưỡng tốt hơn, ít ra ngoài hơn nên tần suất nhiễm bệnh thấp hơn. Về miễn dịch, có một số tác giả cho rằng trẻ được tiêm phòng cúm, sởi, tạo ra các miễn dịch chéo nhưng thông tin này chưa thật rõ ràng. “Cũng có ý kiến cho rằng người lớn thường hay mắc các bệnh nền, bệnh mãn tính đi kèm nên tỉ lệ mắc và tử vong lớn hơn. Điều này không phải không có căn cứ nhưng trẻ em hay người lớn khi có bệnh lý kèm theo thì đều gây suy giảm miễn dịch, đề dễ bị virus tấn công”, PGS Điển giải thích. Đặc biệt, những bệnh nhân mắc các bệnh nền suy cơ quan hệ hô hấp, phổi mãn tính, bệnh gan thì những cơ quan này sẽ dễ bị tấn công, dễ phát sinh tình trạng nặng nề hơn, điều trị khó khăn hơn. Như dịch sởi 2014 tại Việt Nam, hầu hết các trường hợp trẻ tử vong đều có bệnh nền, bệnh mãn tính, bệnh bẩm sinh. “Do đó, với tình hình dịch hiện nay, với những trẻ có bệnh nền, cha mẹ cần giữ gìn các cháu sạch sẽ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và tiêm phòng đầy đủ”, Phó giám đốc BV Nhi Trung ương khuyến cáo. PGS Điển đánh giá, trường hợp trẻ em mắc nCoV nhưng chưa đi học, nguy cơ lây lan diện hẹp, chủ yếu cho các thành viên gia đình, nhưng nếu trẻ mắc bệnh mà không biết và vẫn đi học sẽ làm tăng tốc độ lây lan do ý thức giữ gìn, bảo vệ cộng đồng của trẻ không thể như người lớn. Thúy Hạnh Ca thứ 15 nhiễm virus corona tại Việt Nam là bé gái 3 tháng ở Vĩnh Phúc- Bé gái mới 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc dương tính với virus corona (nCoV) do lây từ bà ngoại. |