发布时间:2025-01-10 10:19:16 来源:88Point 作者:La liga
Cả nước có gần 75% người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến. Ảnh minh họa. (Nguồn: Forbes)
Tình trạng gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử vẫn đang tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp,ểmsoaacutetngănchặnviphạmtrongmocircitrườngthươngmạiđiệntửthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia slovakia khiến các cơ quan quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Do đó cần tăng cường nhiều giải pháp lành mạnh hóa môi trường thương mại điện tử, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương, cho biết cả nước có gần 75% người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến như quần áo, giày dép, mỹ phẩm; thiết bị đồ dùng gia đình; đồ công nghệ và điện tử; sách, hoa, quà tặng và thực phẩm… Đây là những loại hàng hóa dịch vụ được người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trực tuyến nhiều nhất. Điện thoại di động tiếp tục là phương tiện chủ yếu thường được người tiêu dùng sử dụng để đặt hàng trực tuyến (chiếm 91%).
Trong năm nay, các nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam dự kiến đạt doanh thu và doanh số bán hàng vượt 12,5 tỷ USD, đánh dấu mức tăng 35% so với năm ngoái. Sự phát triển mạnh mẽ này càng khiến phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm, tình trạng gian lận thương mại điện tử ngày càng tinh vi.
Thực tế, nhiều đối tượng không có kho hàng hay cửa hàng, chỉ tiếp nhận đặt online; phân tán hàng hóa nhiều nơi; chỉ giao hàng với số lượng dè dặt nhỏ lẻ, khó xác định được kho hàng; chỉ bán hàng qua cộng tác viên trung gian. Nhiều khi trên website đăng nhiều sản phẩm nhưng thực tế chỉ nhận đơn hàng rồi đặt qua đơn vị khác để làm trung gian kiếm lời… Trong khi đó, việc các website và các trang mạng xã hội dễ dàng được tạo ra và đóng lại trong thời gian nhanh chóng khiến lực lượng chức năng rất khó kiểm soát.
Kết quả khảo sát của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) với 1.000 người tại mỗi quốc gia khu vực ASEAN cho thấy có tới 88% người tiêu dùng đã nhìn thấy hàng giả trên thị trường. Bên cạnh đó, có tới 70% người tiêu dùng đã mua phải hàng giả. Đặc biệt, cứ bốn người tiêu dùng lại có một người biết hàng đó không phải là hàng chính hãng.
Ảnh minh họa. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Các chuyên gia cho rằng sàn thương mại điện tử trở thành một trong những kênh buôn bán của hàng giả tại ASEAN do việc kiểm soát hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ qua biên giới chưa được hiệu quả. Cùng với đó là sự phát triển phức tạp của thương mại xã hội, livestream và việc áp dụng AI/thực tế ảo gây khó khăn trong việc xác định người bán hàng giả trực tuyến…
Do vậy vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử hiện nay. Số vụ vi phạm không ngừng gia tăng, tính chất và diễn biến phức tạp. Không chỉ hàng hóa tiêu dùng thông thường mà nguy hiểm hơn, nhiều thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh,… cũng bị làm giả với số lượng lớn để kinh doanh online, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Với số lượng người mua và bán khổng lồ, các sàn thương mại điện tử đang trong tình trạng mất kiểm soát về chất lượng, uy tín. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho người mua mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của người bán và nhãn hàng. Ngoài ra, các cơ quan chức năng thường xuyên nhận phản ánh của các đơn vị sở hữu thương hiệu lớn về tình trạng hàng giả, hàng nhái thương hiệu của họ bày bán công khai trên các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee, TikTok.
Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Đức Lê cho biết việc điều tra, phát hiện vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế do đối tượng vi phạm thường giới thiệu trên website thương mại điện tử là mẫu hàng chính hãng, nhưng khi giao hàng thì giao hàng giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng. Việc truy xuất, lưu trữ các giao dịch thương mại điện tử, hàng hóa giao dịch còn gặp nhiều khó khăn.
Theo các chuyên gia, chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng, thương mại điện tử là vấn đề quan trọng, cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm trên thương mại điện tử phải coi mạng xã hội, sàn thương mại điện tử là một trận địa, không gian ảo cũng như đời thật để chủ động đấu tranh, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.
Trước mắt, cơ quan chức năng phải siết chặt hoạt động cấp phép cho các sàn, gian hàng trực tuyến. Từ đó, kiểm soát chất lượng hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng như xây dựng môi trường thương mại điện tử lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Các sản phẩm được bán trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: TTXVN phát)
Thời gian tới, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số sẽ tập trung tuyên truyền và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội trong việc sàng lọc, phòng ngừa, ngăn chặn đối với các tài khoản không cung cấp đầy đủ thông tin, các tài khoản có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa vi phạm.
Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài và hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội. Đồng thời, tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách để có sự điều chỉnh phù hợp thực tế nhằm quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử.
Cục An toàn thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, cho rằng người dân cần phải cẩn trọng hơn khi giao dịch mua bán hàng hóa không chỉ trên các trang mạng xã hội mà cả những sàn thương mại điện tử. Người dân nên lựa chọn những nền tảng uy tín và đăng ký pháp nhân và khai báo đầy đủ với cơ quan quản lý nhà nước.
“Người dùng cần kiểm tra và tìm hiểu kỹ thông tin về người bán; chỉ thực hiện giao dịch khi đã xác nhận được mức độ uy tín của người bán hàng; đảm bảo rằng người bán có đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, hình ảnh chất lượng và mô tả chính xác. Không chuyển tiền, thanh toán dưới mọi hình thức khi chưa xác định được uy tín của người bán và chất lượng của sản phẩm. Người dân cũng nên tìm hiểu về chính sách bảo hành và hoàn tiền của bên bán hàng để đảm bảo quyền lợi cho bản thân,” Cục An toàn thông tin khuyến cáo.
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả trên thương mại điện tử, theo đại diện Shopee Phan Mạnh Hà, Shopee triển khai cơ chế tố cáo/báo cáo vi phạm và xử lý tố cáo. Theo đó, người tiêu dùng có thể sử dụng tính năng tố cáo trên ứng dụng di động Shopee để gửi báo cáo về sản phẩm hoặc hành vi vi phạm hàng giả/nhái bất cứ lúc nào. Bộ phận kiểm duyệt sẽ tiếp nhận thông tin và có cơ chế xử lý nếu nội dung và bằng chứng tố cáo chính đáng.
Đại diện sàn giao dịch thương mại điện tử Lazada Vũ Thị Minh Tú cho biết Lazada đang chú trọng thực hiện chính sách bảo vệ quyền sử hữu trí tuệ, tập huấn nhà bán hàng về chính sách bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng công nghệ quản trị sàn.
Lazada cũng hợp tác và ký kết Biên bản ghi nhớ với các cơ quan thực thi pháp luật như Cục Sở hữu trí tuệ-DIP) tại Thái Lan, Văn phòng Sở hữu trí tuệ Philippines (IPOPHL), Cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA), Bộ Thương mại và Các vấn đề người tiêu dùng (MDTCA) tại Malaysia.
相关文章
随便看看