Đầu năm 2016,ínthởchờDựánQuốclộal fateh – al-nassr CMVietnam đã được Bộ Giao thông - Vận tải ký thỏa thuận lập Báo cáo khả thi và cũng là nhà đầu tưđã tham gia nghiên cứu thực hiện dự ántừ giai đoạn ban đầu (với tư cách là nhà đầu tư đề xuất Dự án). Trong bối cảnh hiện nay, nếu được thực hiện Dự án, một cánh cửa mới sẽ rộng mở đối với doanh nghiệpnày, đó là lĩnh vực giao thông.
Được biết, Quốc lộ 45 là tuyến giao thông huyết mạch qua các huyện Thạnh Thành, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Đông Sơn (Thanh Hóa), kết nối giữa các huyện này với Quốc lộ 1A, kết nối với các Quốc lộ 12B (Ninh Bình), Quốc lộ 127, đường cao tốc Ninh Bình - Bãi Vọt. Dự án này đã được đưa vào quy hoạch giao thông đường bộ năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Những tài liệu trong Báo cáo Đề xuất dự án và các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho biết, phạm vi nghiên cứu trong Báo cáo khả thi là cải tạo, nâng cấp tuyến đường trên Quốc lộ 45 với chiều dài 30,6 km, tổng mức đầu tư khoảng 1.627 tỷ đồng, trong đó giá trị xây lắp là 959 tỷ đồng. Thời gian thi công là 2 năm, dự kiến khởi công trong quý IV/2016, thời gian thu hồi vốn là 21 năm và 9 tháng.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư mới đây, ông Phạm Minh Phúc, Chủ tịch HĐQT CMVietnam cho biết, xét về thực lực, doanh nghiệp đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho việc thực hiện dự án này nếu được lựa chọn làm nhà thầu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các cơ quan chức năng đang rà soát lại các dự án BOT đã thực hiện trong giai đoạn 5 năm qua, nên Dự án Quốc lộ 45 có thể chậm lại đôi chút.
Về khả năng trúng thầu Dự án Quốc lộ 45, ông Phúc cho biết, Dự án sẽ phải thực hiện đấu thầutheo Luật Đấu thầu, nhưng CMVietnam là doanh nghiệp có lợi thế nhất. Bởi lẽ CMVietnam được tham gia dự thầu với tư cách nhà đầu tư đề xuất dự án. Trong đó, theo quy định tại Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu, nhà đầu tư có báo cáo khả thi, đề xuất dự án được ưu đãi 5% giá so với nhà đầu tư khác để xét lựa chọn nhà thầu.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
CMVietnam hiện khá tin tưởng vào khả năng được chính thức “tiếp quản” Dự án Quốc lộ 45. Công ty này cũng đã có những phương án chuẩn bị về tài chính, trong đó có kế hoạch tăng vốn. Dự kiến trong năm 2016, CMS Việt Nam có thể sẽ thực hiện đợt phát hành riêng lẻ 10 triệu cổ phần phổ thông mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần cho cổ đông chiến lược với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phần. Số tiền thu được sau đợt phát hành là 100 tỷ đồng.
Trong trường hợp CMVietnam trúng thầu Dự án BOT Quốc lộ 45, phần lớn số tiền thu được từ đợt phát hành riêng lẻ trên sẽ được tập trung cho dự án mang tính quyết định này trong bước tiến đầu tiên của doanh nghiệp này vào lĩnh vực giao thông.
Đợt phát hành này trong năm 2016 cũng có ý nghĩa khá quan trọng đối với CMVietnam, bởi sau khi huy động 100 tỷ đồng, vốn điều lệ của Công ty sẽ tăng mạnh từ 172 tỷ đồng lên 272 tỷ đồng, tức tăng tới hơn 58%. Hơn nữa, doanh nghiệp này khá tự tin khi đưa ra kế hoạch phát hành cao hơn thị giá giao dịch cổ phiếu trên thị trường. Do đó, nếu đợt phát hành thành công, thị trường có thể sẽ phải nhìn nhận lại giá trị thật của cổ phiếu CMS.
Trong các động thái gần đây, tham vọng của CMVietnam trong trận địa mới cũng không hề nhỏ, bởi ngoài Dự án Quốc lộ 45, Công ty còn có những kế hoạch khác trong lĩnh vực giao thông, như việc phối hợp với một số đối tác thực hiện đầu tư hệ thống trạm thu phí không dừng, tham gia dự thầu các công trình hầm đường bộ… Các dự án này, nếu được thực thi có thể sẽ tạo ra dư địa mới cho doanh nghiệp ngành xây dựng và cung ứng nhân lực này. Năm 2016, CMVietnam đặt kế hoạch doanh thu gần 370 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2015; lợi nhuận gần 40 tỷ đồng, tăng 46,4% so với năm 2015.