【dự đoán croatia】Không xây chung cư không có nghĩa là hết tắc đường
Phấn đấu đạt diện tích nhà ở 26,ôngxâychungcưkhôngcónghĩalàhếttắcđườdự đoán croatia7 m2/dân vào năm 2020
Trả lời câu hỏi thành phố có giải pháp gì khắc phục tình trạng chung cư mọc lên ở đâu thì đường ách tắc ở đó, Bí thư thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết nhu cầu về nhà ở của thành phố hiện rất lớn với mật độ dân cư đông đúc bậc nhất thế giới. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt 26,7 m2/dân. Đây vẫn là mức thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan đã đạt 35 m2, Trung Quốc hơn 35m2/dân.
Theo Bí thư Hoàng Trung Hải, nếu không giải quyết nhu cầu nhà ở sẽ dẫn đến việc hình thành các khu ổ chuột trong thành phố, điều mà chúng ta đã phấn đấu giảm nhiều trong những năm qua. Ông cũng cho rằng không xây nhà nữa cũng không có nghĩa là sẽ hết tắc đường bởi số lượng người trong thành phố vẫn vậy. Nếu không giải quyết vấn đề nhà ở, người dân vẫn dồn về thành phố vì kế sinh nhai.
“Nhiều ý kiến nói tại sao không bố trí lại dân cư, để dân ở một nơi đi làm một nơi, nhưng mình không bố trí được điều đó vì chọn nơi ở hay phương tiện là quyền của người dân. Có người ưu tiên chọn gần chỗ làm, có người chọn gần chỗ con đi học, có người chọn gần bố mẹ già để có điều kiện chăm sóc, những điều đó thành phố không thể can thiệp”, Bí thư thành uỷ Hà Nội chia sẻ.
Hiện tại, thành phố Hà Nội đang nỗ lực giảm mật độ dân cư khu trung tâm. Đây là việc có kế hoạch chiến lược từ lâu nhưng đều bất cập do thiếu vốn đầu tư cho hạ tầng, và cũng do tâm lý người dân. “Nếu nhìn Láng Hoà Lạc, mình đầu tư 6 năm rồi mà nay mới thấy bắt đầu có một số khu đô thị ở đó đưa vào hoạt động, tức là mình mong muốn nhưng bao giờ cũng có độ trễ về thời gian”, Bí thư Hoàng Trung Hải nói.
Cùng với nhà ở, Bí thư thành phố cũng cho biết Hà Nội chịu sức ép lớn về giao thông. Hà Nội tăng trưởng dân số khoảng 2,4%/năm, đó là xu thế không thể ngăn được bởi người dân có quyền cư trú nơi nào phù hợp với điều kiện sống. Mỗi năm, Hà Nội giải quyết 160.000 việc làm mới, số người tăng vào đô thị khoảng 200.000 người/năm, kéo theo việc tăng lượng xe, tăng nhu cầu đi lại. 5 năm qua, lượng xe ô tô tăng khoảng 16,9%/năm, dân số tăng 2,4%, xe máy tăng gần 8%, trong khi đó, diện tích nội đô vẫn như vậy, tốc độ đầu tư cho đường sá hạ tầng chỉ 3,9%/năm…
Phát triển 5 khu đô thị vệ tinh để kéo dãn dân số nội đô
Để giải quyết bài toán hạ tầng giao thông, Hà Nội đang tập trung dành vốn phát triển thêm các vành đai, hoàn thiện vành đai 1, 2, 2,5, 3... đồng thời hoàn thiện các trục xuyên tâm, mở thêm đấu nối xuyên tâm, thay vì ô bàn cờ con trong trung tâm 12 quận thì đẩy ra những ô bàn cờ lớn hơn, tức là thêm trục Hồ Tây – Ba Vì, trục quốc lộ 6 mở rộng kéo dài, và rất nhiều kết nối từ vành đai đến các trục... tạo ra những lô bàn cờ và những kết nối năng động, linh hoạt hơn cho hệ thống giao thông.
Vừa qua, thành phố đã rà soát kiểm đếm dự án đã cấp nhiều năm không triển khai, những dự án nào có thể dừng để dành thêm không gian đô thị, dành thêm hồ chứa. Thành phố đã khởi công 6 hồ, các công viên, mở thêm không gian cho giao thông và công cộng. Những dự án đã cam kết từ trước thì bắt buộc phải cho làm, những dự án có thể dừng được thì dừng tối đa và đẩy ra ngoài tối đa.
Theo Bí thư Hoàng Trung Hải, việc phát triển các khu đô thị vệ tinh, kéo dãn dân số nội đô cần nhiều thời gian bởi phải đầu tư đồng bộ các thiết chế xã hội và văn hoá. “Có thể có cả một khu đô thị, có trường học nhưng có khi chỉ thiếu chợ thôi là họ đã không đến ở. Vì thế, Hà Nội đã phải đi thuyết phục doanh nghiệp, như vừa qua Vingroup đồng ý làm một trung tâm thương mại ở Ba Vì mặc dù quy mô thương mại chưa đến mức họ phải xây dựng ở đó”, Bí thư thành uỷ Hà nội cho biết.
Với nội đô, thành phố tiếp tục đầu tư các kết nối, làm các đường trên cao, đặc biệt là các tuyến tàu điện ngầm. Theo dự kiến, tuyến Nhổn – Ga Hà Nội phải đến năm 2021 mới có, hay Cát Linh - Hà Đông phải đến năm 2018. Tuyến Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo đang được thúc đẩy để khởi động trở lại.
Một khó khăn trong xây dựng hạ tầng là về huy động nguồn vốn đầu tư. Theo Bí thư Hoàng Trung Hải, Hà Nội đã hết sức tích cực kêu gọi nguồn vốn xã hội, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, nhưng đối với tàu điện ngầm thì chưa thành công do thiếu nhà đầu tư tư nhân quan tâm. Bí thư Thành uỷ Hoàng Trung Hải cho biết, “nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề tàu điện ngầm thì hết sức khó khăn cho giao thông trong những năm tới khi sức ép về xe cộ, dân số... vẫn cứ ép lên chúng ta với tốc độ như vậy”.
H.Y