Lo ngại hợp tác xã bị thâu tóm nếu cho phép chuyển nhượng vốn góp
Khá nhiều ý kiến ủng hộ phương án 2,ếptụctranhluậncóhaykhôngquyềnchuyểnnhượngvốngópvàohợptácxãkết quả bóng đá frankfurt đề nghị không quy định về chuyển nhượng phần góp vốn của thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mà chỉ quy định về trả lại phần góp vốn khi chấm dứt tư cách thành viên ra khỏi hợp tác xã, Liên hiệp các hợp tác xã.
Chiều 25/5, các đại biểu thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) |
Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung, đoàn Vĩnh Phúc cho rằng, đó là cách để tránh hiện tượng mua, bán cổ phần vốn góp tương tự như là công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệphợp tác xã mà hạn chế tình trạng thâu tóm, chi phối.
“Tôi nhất trí với quy định trả lại phần vốn góp khi chấm dứt tư cách thành viên ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã và tại điều lệ, cũng tương tự như quy định tại Luật Hợp tác xã hiện hành nhằm phản ánh đúng bản chất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là đối nhân, không phải đối vốn mà tương trợ lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội”, đại biểu Dung làm rõ.
Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp |
Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp cũng chọn phương án 2. Ông nhắc đến giải trình của Thường vụ Quốc hội về nội dung này, khi cho rằng nếu cho chuyển nhượng phần vốn thì dễ dẫn đến tình trạng thao túng vốn.
“Quy định hợp tác xã chỉ còn 5 thành viên, nếu hợp tác xã ăn nên làm ra rất nhiều tiền, lời rất cao, chỉ cần tôi có tiền nhiều tôi mua vốn 3 thành viên, mà 3 thành viên đồng ý bán, theo quy định của điều lệ mỗi người một phiếu, 3 thành viên là có quyền biểu quyết cao hơn rồi. Cho nên, nếu cho quyền chuyển nhượng phần vốn của thành viên cho các đối tượng khác thì tôi nghĩ rằng không nên, vì hợp tác xã không phải là công ty cổ phần, cũng không phải là công ty trách nhiệm hữu hạn”, đại biểu Hòa phân tích.
Khác với các ý kiến phản đối, đại biểu Mai Văn Hải (Thanh Hóa) cho rằng, quy định chuyển nhượng phần vốn góp đối với thành viên của hợp tác xã là một điều kiện để cho hợp tác xã nâng cao chất lượng thành viên của hợp tác xã. Đại biểu cho rằng, ngoài việc ưu tiên cho thành viên hợp tác xã nhận chuyển nhượng, có thể quy định nếu thành viên hợp tác xã không nhận chuyển nhượng có thể là quy định cho thành viên chuyển nhượng ra ngoài.
Đại biểu Thạch Phước Bình, đoàn Trà Vinh cũng tán thành phương án 1, theo đó quy định về chuyển nhượng phần vốn góp cả trong nội bộ thành viên hiện hữu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và cho các cá nhân, tổ chức chưa phải là thành viên.
Đại biểu Thạch Phước Bình, đoàn Trà Vinh |
“Theo quan điểm cá nhân, quy định này phù hợp với điều kiện ngày càng phát triển của nền kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo sự bình đẳng, quyền tự do của các thành viên hợp tác xã khi tham gia hợp tác xã với ý nghĩa là một tổ chức kinh tế như các tổ chức kinh tế khác”, đại biểu phân tích.
Tuy nhiên, đại biểu Bình đề nghị cần quy định chặt chẽ cả 2 bên bán và mua đều đồng ý chuyển nhượng, nhưng phải bảo đảm tôn chỉ nguyên tắc, bản chất hoạt động của hợp tác xã.
“Từng hợp tác xã nghiên cứu để quy định cụ thể hơn trong điều lệ, theo đó cho phép các thành viên chuyển nhượng phần vốn góp trong nội bộ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với các thành viên hiện hữu nhằm bảo đảm sự ổn định về cơ cấu thành viên và bảo đảm quyền lợi cho các thành viên khi có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp cũng như tạo điều kiện cho các thành viên liên kết góp vốn, thành viên liên kết không góp vốn có thể chuyển đổi thành thành viên chính thức. Thành viên liên kết góp vốn với mức góp vốn tối đa của mỗi thành viên chính thức không quá 30% vốn điều lệ đối với hợp tác xã và 40% vốn điều lệ đối với liên hiệp hợp tác xã”, ông Bình bày tỏ rõ quan điểm.
Chính phủ bảo vệ phương án cho phép chuyển nhượng vốn góp
Trả lời các ý kiến trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giải trình: “Sau khi nghiên cứu rất kỹ lưỡng thì Chính phủ vẫn xin được trình Quốc hội theo phương án 1, tức là cho phép các thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phép chuyển nhượng vốn góp của mình khi không còn nhu cầu tham gia nữa”.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo giải trình tại phiên làm việc chiều 25/5 |
Lý do được giải trình, quy định này bảo đảm quyền tự do và lợi ích chính đáng, hợp pháp theo quy định của Hiến pháp. Thứ hai, bảo đảm nguyên tắc mở về thành viên tham gia và rút khỏi hợp tác xã như kinh nghiệm của quốc tế. Thứ ba là phù hợp với nguyên tắc phát triển thành viên, đặc biệt là thu hút được các thành viên có đủ năng lực để tham gia.
Thứ tư, tránh tình trạng một thành viên góp bằng đất đai, nhà xưởng hay tài sản lớn, khi chấm dứt tư cách thành viên mà rút các tài sản này ra và không cho chuyển nhượng, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hợp tác xã, đến sự tồn tại của cả hợp tác xã.
“Nếu không cho chuyển nhượng, mà người ta rút hết ra thì hợp tác xã không thể hoạt động được. Thực tiễn xảy ra là như vậy”, Bộ trưởng giải trình.
Để tránh việc làm sai lệch các bản chất về mô hình hợp tác xã cũng như là thao túng của các cá nhân hay là chi phối khi nhận chuyển nhượng, Bộ trưởng báo cáo, Dự thảo đã quy định về tỷ lệ vốn góp tối đa của mỗi thành viên, đó là đối với hợp tác xã thì không quá 30% và đối với liên hiệp hợp tác xã không quá 40%.
Các cá nhân và tổ chức khi nhận chuyển nhượng vốn góp phải tuân thủ tôn chỉ của hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã, phải đảm bảo được nguyên tắc là phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên trong hợp tác xã trước, thành viên góp vốn và thành viên không góp vốn.
Sau 60 ngày nếu không ai mua, nhận chuyển nhượng thì được quyền bán ra ngoài, khi bán ra ngoài phải được đại hội thành viên của hợp tác xã thông qua. Tức là các quy định cũng hết sức chặt chẽ.
“Chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm ý kiến của đại biểu Hòa, đoàn Đồng Tháp và một số đại biểu nói là khi các thành viên mua của nhiều người, thì số lượng thành viên vượt quá bán và sẽ nắm quyền chi phối. Có thể sẽ có việc thâu tóm, bởi vì đây là đối nhân”, Bộ trưởng giải trình thêm trước Quốc hội.
Khác với mô hình doanh nghiệp là quan hệ đối vốn, thì mô hình hợp tác xã là quan hệ đối nhân. Để tránh bị chi phối và thâu tóm, Bộ trưởng đưa phương án quy định thêm một điều khoản để khống chế và khóa chuyện này.
“Tức là khi anh nhận chuyển nhượng nhưng tổng số thành viên không quá 50% của tổng số thành viên của hợp tác xã, ví dụ như vậy, về câu chữ chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm và sẽ trao đổi với cơ quan thẩm tra, rồi báo cáo lại với Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Làm sao chúng ta đảm bảo được đúng tinh thần tự do, quyền quyết định, nhưng vẫn đảm bảo không có vấn đề về chi phối, thâu tóm hay làm sai lệch bản chất của hợp tác xã”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giải trình chi tiết.
Quy định giới hạn quyền của nhà đầu tưnước ngoài dù thực tiễn chưa có
Liên quan đến quy định nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp tác xã, Bộ trưởng cũng làm rõ, Dự thảo đã quy định giới hạn về vốn (là không được quá 30%) và đối với thành viên (phải dưới 35%). Những nội dung này đã được quy định chặt chẽ để đảm bảo thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài để tranh thủ công nghệ, tranh thủ nguồn vốn, tranh thủ thị trường... nhưng cũng không để chi phối hoặc thâu tóm các hợp tác xã của chúng ta, nâng cao chất lượng hoạt động và góp phần cho hoạt động hiệu quả của các hợp tác xã”, Bộ trưởng nói.
Mặc dù quy định như vậy, nhưng trên thực tế thì theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chưa có một cá nhân và tổ chức nước ngoài nào tham gia hợp tác xã.
“Chúng tôi thấy rằng, vẫn phải nghiên cứu thế nào đó để làm sao thông thoáng, thuận lợi hơn và các cá nhân, nhà đầu tư nước ngoài có thể cùng tham gia được vào các hợp tác xã với chúng ta. Mục tiêu lần này là như vậy”, Bộ trưởng nói.
“Tốc độ như vậy là rất thấp, rất chậm so với phát triển doanh nghiệp, so với mục tiêu chúng ta đề ra và so với chủ trương về mô hình kinh tế tập thể và hợp tác xã theo nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã đề ra”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Đây là lý do Luật Hợp tác xã sửa đổi cần tạo ra sự thông thoáng, thuận lợi, tạo mọi cơ chế, chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy mô hình này hoạt động tốt.