【soi kèo bóng đá số】Cần tỉnh táo trước thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để thông tin xuyên tạc, chống phá

Mới ra mắt vào tháng 11/2022 nhưng chỉ trong thời gian ngắn,ầntỉnhtáotrướcthủđoạnlợidụngChatGPTđểthôngtinxuyêntạcchốngphásoi kèo bóng đá số ChatGPT - ứng dụng phần mềm hỗ trợ cá nhân sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), để quản lý một hệ thống thảo luận trực tuyến do Công ty OpenAI của Mỹ phát triển, đã lập tức tạo thành cơn sốt trên toàn thế giới. Chỉ sau 40 ngày từ khi chính thức ra mắt, ChatGPT vượt mốc 10 triệu người sử dụng, một con số mà trước đó Instagram phải mất đến 355 ngày mới có thể đạt được. Sự hứng thú của người dùng đối với ứng dụng này được lý giải là bởi sự hồi đáp nhanh chóng và lưu loát trên nhiều lĩnh vực, khả năng tổng hợp, huy động khối lượng kiến thức khổng lồ. Do đó, nếu như trước kia, nhiều người vẫn quen dùng Google để tra cứu thông tin thì nay đã chuyển sang sử dụng ChatGPT. Công cụ này hoạt động tốt một cách đáng kinh ngạc, dẫn đến một tác động to lớn trong cộng đồng mạng. ChatGPT có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà người sử dụng đưa ra theo cách tổng hợp tin tức, dữ liệu trên Internet, thậm chí phần mềm này còn có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người như làm thơ, viết truyện, lấy hình ảnh, giọng nói của một người ghép vào video của người khác,...

Từ khi xuất hiện, ChatGPT đã làm được những điều tưởng như không thể nhưng đi kèm đó là những âu lo. Hãy thử tưởng tượng những cuộc hội thoại, bài phát biểu của các chính trị gia, người nổi tiếng hay của bất kỳ ai cũng có thể bị làm giả và phát tán đầy rẫy trên các nền tảng mạng xã hội sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường như thế nào? Rồi đây, với những điều kỳ diệu mà công nghệ mang lại, bẫy lừa đảo, luận điệu chống phá, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bôi nhọ sự lãnh đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, bất mãn sẽ ngày càng tinh vi hơn, vượt xa trí tưởng tượng và sự cảnh giác của chúng ta.

Tuy nhiên, sau 5 tháng vận hành, ChatGPT đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cụ thể là nội dung các câu trả lời có độ chính xác không đồng đều về các dữ kiện thực tế. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp, nội dung hồi đáp của ChatGPT bị sai lệch, vô căn cứ. Nguyên nhân là bởi giống như nhiều chatbot AI khác, ChatGPT có nhược điểm lớn là không biết chính xác thông tin đưa ra dựa trên dữ liệu tổng hợp từ Internet có đúng hay không. Chính Công ty OpenAI cũng đưa ra cảnh báo đối với người sử dụng rằng: “Câu trả lời bạn nhận được nghe hợp lý và thậm chí có căn cứ nhưng chúng có thể hoàn toàn sai”. Nhiều chuyên gia đã hết sức lo lắng về việc ChatGPT có thể tạo ra thông tin sai lệch với quy mô lớn và tần suất thường xuyên hơn so với những công cụ AI thế hệ trước. Giáo sư Arvind Narayanan đang giảng dạy tại Khoa Khoa học máy tính của Đại học Princeton (Mỹ) bình luận: “Điều nguy hiểm là bạn không thể biết khi nào ChatGPT trả lời sai, trừ khi bạn biết trước câu trả lời”. Vị giáo sư này đã hỏi ChatGPT một số câu hỏi cơ bản về bảo mật thông tin mà ông đã cho sinh viên làm trong một kỳ thi. Kết quả là chatbot này đã đưa ra những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng thực ra rất vô nghĩa, điều đó cũng có nghĩa nếu đối tượng xấu lợi dụng sự hạn chế của ChatGPT để mưu đồ xấu thì nó sẽ trở thành công cụ phát tán thông tin sai lệch mạnh nhất từng có trên Internet. Không khó để hình dung mức độ nguy hại đến xã hội là rất lớn nếu thông tin sai lệch được phát tán dày đặc nhân danh “trí tuệ nhân tạo”.

Tại Việt Nam, liên quan nội dung thiếu chính xác mà phần mềm ChatGPT cung cấp đã nhanh chóng bị các tổ chức thù địch, phản động, cơ hội chính trị, bất mãn lợi dụng để tăng cường chống phá Việt Nam. Chúng triệt để cắt ghép, xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh về các vấn đề chính trị của đất nước. Điển hình như các trang mạng của tổ chức phản động Việt Tân thường xuyên sử dụng ChatGPT đặt những câu hỏi để “bẫy” những hạn chế của phần mềm như “Ai là cha già dân tộc của chúng ta”; “Ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”; “Ai cho ta một mùa xuân đầy ước vọng”;... Tất nhiên, với một rôbốt mang tính tổng hợp thông tin như ChatGPT thì không thể phân biệt được những nội dung ẩn dụ, tượng hình, mang nhiều tầng nghĩa hoặc so sánh ví von. Vậy nên, câu trả lời ChatGPT đưa ra thường là: “Không có người được chỉ định là cha già dân tộc Việt Nam”; “Không có ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”; “Không có một người hoặc tổ chức nào cung cấp cho chúng ta một mùa xuân đầy ước vọng”;... Tương tự, cộng đồng mạng chia sẻ khá nhiều những câu trả lời “cười ra nước mắt” của ChatGPT như liên quan đến tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, ChatGPT trả lời: “Anh ta (tức Ngô Tất Tố) được biết đến như một trong những người tiên tiến trong việc tắt đèn tại Việt Nam trong thập niên 20,... Ngô Tất Tố tin rằng tắt đèn là một hoạt động nhỏ nhưng có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường”. Đây có thể xem là những ví dụ điển hình cho thấy những "lỗ hổng" rất lớn của ChatGPT trong quá trình thu thập thông tin để trả lời câu hỏi của người sử dụng.

Rõ ràng, với những câu hỏi mang tính so sánh, ẩn dụ nghệ thuật, văn hóa hay những cảm xúc trong thơ ca, văn chương như vậy, “trí tuệ nhân tạo” như ChatGPT chưa đủ dữ kiện, tài liệu đối chứng để trả lời. ChatGPT có thể được xem là “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” nhưng đối với những áng thơ, văn, những tác phẩm nghệ thuật, những nội dung nhiều mạch nguồn cảm xúc thì sẽ không bao giờ có một phần mềm hay cỗ máy nào hiểu và trả lời được.

Lợi dụng những câu trả lời đó, các thế lực thù địch, phản động sử dụng các trang mạng xã hội như Đài Á châu tự do (RFA), Chân trời mới, BBC tiếng Việt,... đăng bài tuyên truyền rằng ChatGPT là phần mềm hiện đại nên đưa ra những câu trả lời khách quan, chính xác. RFA còn tập trung xây dựng các bài viết theo dạng phỏng vấn nhiều nhân vật để "a dua" theo các nội dung của chúng. Chúng bịa ra các nhân vật cựu chiến binh, sĩ quan quân đội, kỹ sư, giáo viên để trả lời phỏng vấn. Từ đó, chúng miệt thị rằng, ở Việt Nam không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, người dân không dám bày tỏ quan điểm của mình mà phải sử dụng các nguồn dữ liệu duy nhất mà Việt Nam đang quy định. Chúng triệt để lợi dụng hạn chế của ChatGPT để phục vụ những mục tiêu, ý đồ đen tối. Khai thác phần trả lời ngô nghê, đầy sai sót của ChatGPT liên quan lĩnh vực chính trị, tư tưởng, các đối tượng này đã sử dụng để bôi nhọ, xuyên tạc lãnh tụ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bác bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Không khó để nhận thấy rằng, các đối tượng chống phá âm mưu tạo ra sự hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng nhân dân, chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước, khiến người dân mất lòng tin vào chế độ. Do đó, chúng ta cần tỉnh táo nhận diện thủ đoạn chống phá mới này để có biện pháp ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả và kịp thời.

Mọi ứng dụng được phát minh, sáng chế ra đều với mục đích chính là phục vụ cuộc sống con người tốt đẹp hơn, ChatGPT không xấu nhưng lại bị những kẻ xấu lợi dụng để lan truyền những thông tin sai lệch, phục vụ mục đích chống phá đất nước, bôi xấu lãnh tụ dân tộc, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đây là những thủ đoạn cần phải lên án. Mỗi người khi sử dụng ChatGPT cần tỉnh táo chọn lọc, tiếp nhận thông tin; đồng thời, không đăng tải những nội dung chưa chính xác từ ChatGPT để làm trò mua vui, bình luận khiếm nhã, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng phục vụ cho mục đích của chúng./.

Huyền Linh

Thể thao
上一篇:Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
下一篇:Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9