发布时间:2025-01-10 19:06:49 来源:88Point 作者:Thể thao
Chưa có tài liệu ghi nhận về trang phục xưa của lớp cư dân người khẩn hoang,ụccưdnHỏaLựket quabong da hom nay buổi đầu đến vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh. Nguồn lưu dân này, chủ yếu đến từ Rạch Giá, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long. Do vậy, về cách mặc có nhiều nét tương đồng, trong hoàn cảnh chung của người Nam bộ.
Áo bà ba, một trong những trang phục phổ biến của người dân vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh từ xưa đến nay.
Theo Địa chí Cần Thơ: “... khoảng thế kỷ XIX, phụ nữ Nam bộ đồng bằng sông Cửu Long đều mặc áo dài thường xuyên, kể cả khi lao động nặng nhọc...”. Đó là loại trang phục cho cả hai phái nam - nữ. Buổi đầu khẩn hoang, có lẽ cư dân Hỏa Lựu - Vị Thanh cũng mặc áo dài. Đây là kiểu áo dài xưa, kín đáo, hai vạt đều nhau, dài đến đầu gối, phủ trên chiếc “quần ngã tư” hay “quần lá nem”.
Áo cài bằng nút thắt bằng vải ở giữa, thường không có túi, màu đen. Dần dần, áo dài cải biến thành vạt hò, được nâng lên một cách chỉn chu, kết hợp với phụ kiện khăn đóng, thành bộ lễ phục của các quan chức tỉnh, quận, tổng, làng hay giới địa chủ khi dự lễ hội kỳ yên, hay đi đám tiệc, tiếp đãi khách quan trọng. Người cao tuổi, sang trọng thường mặc áo cặp: Áo dài trắng bên trong, áo dài the màu đen bên ngoài.
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, trang phục người Nam bộ - miền Hậu Giang có nhiều biến đổi quan trọng, đó là sự xuất hiện của kiểu áo bà ba, phổ biến một cách nhanh chóng. Có lẽ, người Hỏa Lựu - Vị Thanh cũng chịu ảnh hưởng từ sự biến đổi này. Kiểu áo bà ba tay dài, vạt ngắn, không bâu, gài hàng nút bóp ở giữa. Quần bà ba lài ống cột dây ở thắt lưng. Qua giao thoa văn hóa, người Khmer cũng thích mặc áo bà ba, cùng chiếc khăn rằn quấn cổ của họ.
Đến giữa thế kỷ XX, nam, nữ đều ưa chuộng mặc bộ đồ bà ba, khăn rằn quấn cổ trong các sinh hoạt, lao động. Ngoài ra, còn có thêm phụ kiện là chiếc nón lá đội đầu che nắng, che mưa. Bộ đồ bà ba từng bước thành bộ trang phục sang trọng của người giàu có ở thị thành hay địa chủ, hương chức làng quê. Đó là nguyên bộ màu trắng, chân đi guốc hoặc giày Tây, đội nón cối (hay nón nỉ), cầm gậy (baton).
Nói chung, cư dân tỉnh Rạch Giá - U Minh Thượng (bao gồm Hỏa Lựu, Vị Thanh), đều sử dụng bộ bà ba như loại trang phục chính, mà sách “Kiên Giang đất nước con người ghi nhận: “Đến vùng đất U Minh Thượng vào những năm trước cách mạng tháng Tám, chúng ta sẽ thấy bộ đồ bà ba đen ngự trị trong cách ăn mặc của Nhân dân cả ba dân tộc...”.
Đâu chỉ dân lao động, sức sống của bộ đồ bà ba còn lan tỏa khắp nơi; người mua bán tại phố chợ, trên các ghe hàng, đi làm công, giúp việc... cũng đều mặc đồ bà ba. Học trò trường tỉnh, trường tổng cũng mặc đồ bà ba trắng. Chiếc áo bà ba Nam bộ từ lâu đã đi vào văn chương nghệ thuật.
Những năm khủng hoảng kinh tế, vải mặc khan hiếm, người nghèo phải may bao bố, bao bàng, lá để mặc. Đàn ông chỉ cần quần xà lỏn (quần đùi). Trong kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ cứu nước, bộ đồ bà ba đen trở thành loại trang phục đánh giặc. Hình tượng anh bộ đội hay du kích, cô giao liên vai mang súng trường, khăn rằn quấn cổ và chiếc nón tai bèo đã trở nên thân thiết dưới mắt Nhân dân. Tại thành thị, áo bà ba dần được cải tiến, cách tân mọi người rất ưa.
Về trang phục của dân tộc Hoa, phần nhiều giống như người Kinh, có kiểu áo cánh cài nút vải mặc ngày thường (gọi áo xá xẩu). Ngày lễ, tết, đám cưới, phụ nữ mặc áo dài kiểu Thượng Hải, Hồng Kông (gọi là sườn xám). Dân tộc Khmer cũng ăn mặc theo người Kinh, thường ngày bộ bà ba, khăn rằn khi đi lễ hội, ngày tết họ mặc trang phục cố truyền như sam-pot và sà-rong, vắt vai bằng khăn trắng.
Từ những thập niên đầu thế kỷ XXI, các loại trang phục truyền thống của người Kinh, người Khmer, người Hoa mai một dần, chỉ khi hội hè, đình đám, người ta mới thấy bóng dáng bộ trang phục xưa, nhưng cũng được cách tân, biến tấu cho phù hợp.
Vào nửa cuối thế kỷ XX, phong trào “âu hóa” trong giới thượng lưu ở Nam kỳ. Lúc này, vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh đã hình thành lớp người giàu có, quyền thế như: địa chủ, hương chức làng... một số đi học bên Pháp về, nên truyền bá nhiều lối sống mới, trong đó có trang phục mà phổ biến nhất là bộ “áo sơ mi - quần tây”, may bằng loại hàng vải đắt tiền, ngoại nhập. Dần dần, loại âu phục gần như chiếm lĩnh khu vực thị thành, trong giới thương mại, cơ quan, công sở.
Tuy nhiên, khi có lễ lạt giới địa chủ, hương chức vẫn giữ cổ lệ mặc áo dài khăn đóng. Thời kỳ chính quyền tiến hành xây dựng khu Trù mật, thành lập tỉnh Chương Thiện, lính tráng, công chức từ Sài Gòn và các tỉnh đổ về Vị Thanh ngày càng nhiều. Người dân từ ngạc nhiên, đến quen với bộ quân phục hay bộ âu phục (bỏ áo vô quần) của giới công chức, giáo chức, kể cả những bác tài xế, tài công. Riêng nữ công chức, mặc áo dài theo kiểu thời trang đi làm việc.
Trung học công lập Vị Thanh ra đời (khoảng năm 1961-1962), học sinh phải mặc đồng phục, nam thì áo sơ mi trắng, quần tây xanh; nữ mặc áo dài trắng. Từ giai đoạn này, phong trào mặc áo sơ mi - quần tây phổ biến mạnh mẽ. Đáng chú ý, dù theo xu hướng “âu hóa”, nhưng giai đoạn này chiếc áo dài, áo bà ba được biến tấu, cách tân thành nhiều kiểu mới, được giới phụ nữ ưa chuộng.
Đến những ngày trước giải phóng - 1975, khu vực tỉnh lỵ Chương Thiện (Vị Thanh) có đến trên 5 vạn dân, công chức, lính tráng. Do đó, ra đường phố người ta thấy toàn quân phục, đồng phục công chức, học sinh. Năm 1970-1975, các “mốt” trang phục Âu Mỹ xuất hiện ở Vị Thanh, theo sau phong trào xe gắn máy Nhật (Honda).
Từ thời đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa - song song với tiến trình đô thị hóa, giới trẻ Vị Thanh ngày càng “mốt hóa”, với quần jean, áo pull hoặc váy, đầm. Nếu thời xưa, trong các đám cưới, cô dâu thường mặc áo dài cặp, kín đáo - ngày nay, chuyển dần sang loại trang phục “đầm”. Chỉ khi làm lễ gia tiên mới mặc trang phục áo dài truyền thống.
Cung cách ăn mặc giữa khu vực nội thị và vùng nông thôn ngoại thành, không còn cách biệt nhiều. Trong sinh hoạt gia đình hay ra bên ngoài, phụ nữ mặc “áo kiểu” hoặc “đồ bộ”, biến tấu từ áo bà ba hay sơ mi nữ. Từ đầu thế kỷ XXI, trong khu vực cơ quan, tổ chức nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp... xuất hiện loại trang phục công sở là bộ “côm plê”, váy đầm hay bộ quần tây - sơ mi tay dài, tay ngắn; một số nơi phục hồi việc mặc áo dài đầu tuần hoặc khi tham dự các sự kiện, lễ kỷ niệm, hội hè...
VỊ THANH
相关文章
随便看看