88Point88Point

【braga – union berlin】Tiết kiệm chi tiêu, giảm chi thường xuyên

ngân sách

Tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn tăng lương. Ảnh: TL.

Đã giảm khoảng 28 nghìn tỷ đồng chi thường xuyên

Theếtkiệmchitiêugiảmchithườngxuyêbraga – union berlino báo cáo của Bộ Tài chính, 9 tháng năm 2019, chi ngân sách đạt 63,1% dự toán; trong đó chi thường xuyên đạt 73,4%. Ước cả năm, chi thường xuyên, chi trả nợ cơ bản đạt dự toán. Báo cáo thẩm tra mới đây của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nhận định, Chính phủ đã nỗ lực để giảm chi thường xuyên, chú trọng công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Về dự toán ngân sách năm 2020, Chính phủ lập dự toán chi thường xuyên chiếm 60,5% tổng chi NSNN. Với mục tiêu này, chi thường xuyên đã giảm dần qua các năm.

Nếu nhìn cả giai đoạn thấy rằng, tỷ trọng dự toán chi thường xuyên (không bao gồm chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương) đã giảm dần: năm 2016 là 63,3%, năm 2017 là 64,9%, dự toán năm 2018 là 61,8%, năm 2019 là 61,2%, năm 2020 dự kiến là 60,5%. Trung bình cả giai đoạn tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách đạt dưới 64%, thấp hơn mục tiêu kế hoạch là dưới 64%. Như vậy, chi thường xuyên đã được giảm dần so với thời điểm trước năm 2016, tỷ lệ này ở mức 67,7% vào năm 2015.

Mặc dù chi thường xuyên giảm nhưng vẫn bảo đảm nguồn thực hiện cải cách tiền lương tăng khoảng 7%/năm theo nghị quyết của Quốc hội và các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, chính sách an sinh xã hội cấp thiết khác...

Có được kết quả trên là trong giai đoạn 2016 - 2020, dự toán NSNN hàng năm trình Quốc hội đã bám sát các mục tiêu về cơ cấu lại chi theo tinh thần Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội. Theo đó, cơ cấu chi ngân sách đã có những bước chuyển dịch hết sức tích cực, cơ bản vượt các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.

Dự toán chi thường xuyên cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được xây dựng trên cơ sở yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm biên chế, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp, qua đó, cơ cấu lại nguồn để ưu tiên bố trí cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội. Lũy kế 5 năm dự kiến giảm chi khoảng 27 - 28 nghìn tỷ đồng.

Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương

Có ý kiến cho rằng, tỷ lệ giảm chi thường xuyên vẫn còn chậm và cần đẩy mạnh hơn nữa. Theo Bộ Tài chính, cơ cấu lại NSNN là một chủ trương hoàn toàn đúng, cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, bên cạnh việc đẩy mạnh thực chất hơn nữa nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cắt giảm các nhiệm vụ chi không cần thiết, lãng phí, thì trên thực tế việc đẩy mạnh giảm chi thường xuyên còn gặp nhiều khó khăn.

Ví dụ, trong tổng chi thường xuyên hiện nay, phần lớn (trên 70%) vẫn là chi cho con người, trong đó một số lĩnh vực như giáo dục - đào tạo thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực chỉ đạo cắt giảm các nhiệm vụ chi thường xuyên không cần thiết, cùng với tinh giản biên chế, để có thể cơ cấu lại nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo mức sống tối thiểu cho đội ngũ cán bộ, công chức.

Bên cạnh đó, một số lĩnh vực chi phải đảm bảo tỷ lệ chi so với tổng chi NSNN theo quy định của Trung ương, Quốc hội như chi cho giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường, y tế... Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu chi thực hiện duy tu, bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng kinh tế như hệ thống đường bộ, đường sắt là rất lớn.

Tại nghị trường Quốc hội, nhiều lần Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu cho rằng, để tiếp tục cơ cấu lại ngân sách, rất cần sự vào cuộc thật sự của các cấp, các ngành trong việc sắp xếp lại tổ chức, bộ máy, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy nhanh việc sắp xếp, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập. Có như vậy mới tiết giảm chi tiêu, giảm chi thường xuyên.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính trong quản lý chi tiêu công; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Để thực hiện được điều đó, không thể một sớm một chiều, do đó, bên cạnh mục tiêu giảm tỷ lệ chi thường xuyên, thiết nghĩ cần xem xét chú trọng hiệu quả chi, cũng như tập trung cơ cấu lại chi tiêu trong từng lĩnh vực để phù hợp với thực tế./.

Minh Anh

赞(18894)
未经允许不得转载:>88Point » 【braga – union berlin】Tiết kiệm chi tiêu, giảm chi thường xuyên