Phú Yên đã xây dựng và ban hành thành công Kế hoạch hành động về quản lý chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
Phú Yên là một trong các địa bàn tích cực và chủ động tham gia dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” với nền móng thuận lợi từ dự án “Đô thị giảm nhựa” với nguồn hỗ trợ từ Cơ quan hợp tác phát triển Na Uy (NORAD) trong giai đoạn từ 2018 – 2020. Cùng với Rạch Giá và Đà Nẵng,úYênkiênquyếtxóacácđiểmnóngvềrácthảinhựkết quả middlesbrough Phú Yên có nhiều thuận lợi để tiếp nối các hoạt động, bổ trợ và đẩy mạnh các kết quả trong khuôn khổ Dự án. Phú Yên có sự tiếp nối của 02 dự án liên tục có sự tham gia của WWF-Việt Nam đều triển khai về chủ đề quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa. Ngoài ra, GreenHub cũng là một đơn vị đối tác tích cực trong các hoạt động phân loại rác tại địa phương.
Hành động quản lý rác thải nhựa
Với nguồn lực từ cả 2 dự án, tháng 12/2020, Phú Yên đã xây dựng và ban hành thành công Kế hoạch hành động về quản lý chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên (KHHĐ).
Kế hoạch này đóng vai trò là văn bản hành chính nhà nước đặt ra các mục tiêu cụ thể về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt nói chung và giảm thiểu rác thải nhựa nói riêng. Qua đó huy động các cơ quan chức năng, các phòng ban, các tổ chức chính trị xã hội và các bên liên quan khác nhau cùng tổ chức thực hiện các hoạt động tập trung về bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa.
Cụ thể, các ngành chức năng đã tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử về các sản phẩm nhựa, chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương. Chỉ đạo thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý và tái chế chất thải nhựa từ các hoạt động trên đất liền, khu vực ven biển, trên biển và các đảo; kiểm soát ô nhiễm chất thải nhựa và rác thải nhựa biển.
Bên cạnh đó là các tổ chức các chương trình hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa. Xây dựng cơ chế quản lý chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Dựa trên KHHĐ này, Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp cùng Dự án dự thảo kế hoạch triển khai chi tiết năm 2021 và 2022 trình UBND/Sở TN&MT ban hành.
Cũng với nguồn lực từ cả 2 dự án nêu trên, Phú Yên cùng với Đà Nẵng và Rạch Giá triển khai chiến dịch truyền thông “Cuộc xâm chiếm của rác” với nội dung tập trung vào vấn đề các bãi rác quá tải và không đảm bảo hợp vệ sinh.
Chiến dịch được xây dựng với sự tham gia đóng góp về mặt nội dung của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Phú Yên và được lan toả rộng rãi trong cộng đồng thông qua hệ thống thông tin báo chí địa phương, các bài chia sẻ trên mạng xã hội, trình chiếu các hình ảnh và các sản phẩm truyền thông trên hệ thống thông tin của các siêu thị địa phương, tiếp cận hàng nghìn người dân, góp phần lan toả mạnh mẽ thông điệp “Đừng để rác xâm chiếm không gian sống của bạn”hay “Đừng để rác tước đoạt kế sinh nhai của bạn! Dừng thải rác nhựa ngay hôm nay!”.
Thí điểm mô hình trường học không rác nhựa
Xác định đối tượng học sinh là một trong những nhóm dễ tạo ra sự thay đổi trong nhận thức và hành vi liên quan tới giảm thiểu rác thải nhựa, Dự án "Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” phối hợp với Sở TN&MT và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên thí điểm mô hình trường học không rác nhựa.
Qua đó, tổ chức lớp tập huấn cho gần 150 giáo viên và cán bộ giáo dục của tỉnh Phú Yên về ô nhiễm rác thải nhựa và hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động Trường học không rác nhựa. Mô hình được trực tiếp hỗ trợ thực hiện tại 5 trường tại thành phố Tuy Hoà trong năm học 2021-2022 và nhân rộng 8 trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Qua mô hình, học sinh được hướng dẫn thực hiện kiểm toán rác, xác định về khối lượng và tỷ lệ các loại rác phát sinh tại trường học mỗi ngày, đặc biệt là nhận diện các loại rác nhựa dùng một lần; tham gia khảo sát về Kiến thức – Thái độ - Thực hành trong giảm rác nhựa; thành lập và sinh hoạt Câu lạc bộ không rác nhựa và các hoạt động ngoại khoá khác.
Đặc biệt là chương trình đã tạo các chuyển biến tích cực trong nhà trường thông qua việc bổ sung/ban hành các chính sách liên quan tới không thả bóng bay trong các ngày lễ, không in ấn banner/backdrop bằng vải bạt nhựa hiflex, không sử dụng chai nước nhựa dùng 1 lần trong tất cả các cuộc họp/sự kiện tại trường. Khuyến khích học sinh không bọc sách vở bằng bìa ni-lông, khuyến khích học sinh giảm thiểu sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần.
Bên cạnh học sinh, Hội phụ nữ là lực lượng nòng cốt của địa phương trong việc thực hiện các hoạt động truyền thông trực tiếp tới đối tượng người dân, hộ gia đình. Do đó, Dự án đã thực hiện lớp tập huấn đào tạo cho lực lượng này trong thời gian từ trong năm 2021, tập trung nâng cao kiến thức liên quan tới ô nhiễm rác nhựa, các giải pháp giảm thiểu và hướng dẫn PLR, đồng thời tăng cường các kỹ năng truyền thông, vận động người dân và lập kế hoạch tuyên truyền.
Thông qua việc nâng cao nhận thức và kỹ năng cho nhóm cán bộ nòng cốt này, các nội dung tuyên truyền đã được làm mới mẻ hơn, cách thức tiếp cận phong phú hơn. Với kiến thức và kỹ năng được trang bị, Hội Phụ nữ đã thường xuyên lồng ghép chủ đề về giảm rác nhựa vào các hoạt động tuyên truyền tại địa phương, đặc biệt trong các sự kiện lớn như Ngày hội môi trường, Đại hội Phụ nữ, ngày hội đoàn kết toàn dân.
Xoá các điểm nóng rác thải nhựa
Trong năm 2020, Phú Yên cũng là một trong bốn địa bàn cùng với Đà Nẵng, Rạch Giá và Phú Quốc tham gia đồng hành cùng cuộc chi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa” năm 2020 do WWF-Việt Nam tổ chức huy động nguồn lực từ hai dự án nêu trên.
Thông qua cuộc thi, sáng kiến dùng lá bàng biển để ép thành các vật dụng thay thế cho đồ nhựa dùng một lần của nhóm Tuyến Mo Cau đã trở thành một trong bốn giải nhất và nhận được hỗ trợ 100 triệu đồng từ dự án Đô thị giảm nhựa để triển khai trong năm 2021.
Với hỗ trợ này, mô hình đã được tạo nền móng để triển khai tại Phú Yên với 01 máy ép được hỗ trợ, các khuôn mẫu, nhân lực triển khai mô hình và các bước nghiên cứu – tiếp cận thị trường Phú Yên được thực hiện trong năm 2021.
Từ đó tới nay, hàng nghìn sản phẩm đã được liên tục sản xuất và bán ra thị trường góp phần thay thế cho hàng nghìn đồ nhựa dùng một lần, đồng thời tạo thêm thu nhập cho người dân bản địa qua việc thu gom và cung cấp lá cho đơn vị sản xuất.
Điểm trung chuyển rác tạm xã An Mỹ trước và trong quá trình xây dựng điểm tập kết xanh.