Dòng tiền lớn xoay vòng
Có hai yếu tố khiến thị trường trở nên khó dự đoán trong tuần qua là hiện tượng VN-Index tiếp tục đạt đỉnh cao mới thay vì điều chỉnh; cũng như việc dòng tiền đổ vào thị trường vẫn còn rất cao,ứngkhoántuầnCáccổphiếutrụđượcníugiữđếnbaogiờlịch thi đấu atletico chưa có dấu hiệu rút ra rõ ràng.
Hai yếu tố này đã khiến các quan điểm phân tích trên thị trường không giống nhau. Việc chỉ số VN-Index vẫn được nhìn như biểu tượng, hay thước đo của thị trường chung đã khiến mức độ cảm nhận rủi ro khác nhau. Chẳng hạn nếu một phân tích cảnh báo rủi ro nào đó được đưa ra, nhà đầu tư sẽ cảm thấy khó hiểu vì thực tế VN-Index lại đang tăng.
Với yếu tố dòng tiền, nếu nhà đầu tư đang chốt lời rất mạnh thì tại sao thị trường vẫn không giảm và thanh khoản hàng ngày vẫn lớn như vậy? Nếu thanh khoản vẫn cao tức là vẫn hoạt động mua bán vẫn diễn ra sôi động, vậy thị trường chưa thể điều chỉnh được.
Thực tế bối cảnh thị trường như lúc này không phải là điều gì quá lạ, thậm chí còn thường xuyên xảy ra khi đạt được một đỉnh cao mới. Lúc này rõ ràng nếu nhìn vào VN-Index thì thị trường đang ở một đỉnh cao mới, cao nhất kể từ đầu năm 2008. Dòng tiền rõ ràng sẽ tìm được lý do rất tốt để ủng hộ quyết định mua vào. Thậm chí có thể dòng tiền mới bên ngoài đang đổ vào thị trường.
Do sức mua trên thị trường vẫn còn rất cao nên cổ phiếu này giảm giá thì có cổ phiếu khác tăng giá. Thị trường không xảy ra hiện tượng giảm cùng giảm, tăng cùng tăng nên tùy vào từng cá nhân nắm giữ cổ phiếu nào mà cảm nhận về thị trường khác nhau.
Lấy ví dụ các cổ phiếu đầu cơ như VPH tăng 34,3% hay SVN tăng đến 44,4% chỉ trong 1 tuần qua thì nhà đầu tư đang “ôm” những mã này cảm thấy thị trường thật tuyệt vời. Những phân tích về rủi ro điều chỉnh gần như không cần quan tâm vì giá cổ phiếu vẫn đang kịch trần mỗi ngày.
Ngược lại, nhà đầu tư đang ôm những cổ phiếu như REE, HPG, CTG, BID, VCB… mới cảm nhận được thế nào là rủi ro nếu mua phải đúng đỉnh cao.
Yếu tố rủi ro trên thị trường lúc này chưa thể nhìn thấy rõ ràng từ một bức tranh lớn, vì cổ phiếu vẫn đang phân hóa quá mạnh. Đặc biệt các cổ phiếu đầu cơ tuần qua nhiều mã cực kỳ sôi động và đem lại lợi nhuận cao. Sức nóng ở các cổ phiếu này gây sức ép tâm lý mạnh đối với các nhà đầu tư vì lòng tham thường mạnh mẽ nhất lúc thị trường đạt đỉnh cao mới.
Dòng tiền xoay vòng trên thị trường trong quá khứ cũng đã tạo ra những thời điểm rất khó giao dịch. Các mã đầu cơ nóng ở thời điểm này thường là đã chạy được vài chục phần trăm. Lại có không ít cổ phiếu đang điều chỉnh giảm do thiếu hụt sức mua. Nếu nhà đầu tư cơ cấu danh mục nhầm lẫn, thì thậm chí có thể phải trả lại thị trường những đồng lợi nhuận vừa kiếm được.
Phân hóa chỉ số sẽ sớm kết thúc?
Đa số các bản tin phân tích trên thị trường hiện tại đều đánh giá trạng thái thị trường thông qua chỉ số VN-Index. Tuy nhiên do cơ cấu tính toán của chỉ số VN-Index chịu ảnh hưởng mạnh nhất của các cổ phiếu lớn, nên tuần qua mức độ phân hóa giữa các chỉ số diễn ra khá sâu sắc khi đặt các chỉ số này cạnh nhau (xem đồ thị so sánh ở dưới).
VN-Index do được hỗ trợ từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là SAB tuần qua tăng tới 5,7%, GAS tăng 4,8%, VIC tăng 2,8%, VNM tăng 1,5% nên chỉ số này tạo đỉnh chậm một phiên so với các chỉ số điều chỉnh vốn hóa như Vnallshares-Index và HSX30-Index.
Trong 3 phiên cuối tuần, khi Vnallshares-Index và HSX30-Index điều chỉnh mạnh một cách rõ rệt thì VN-Index chỉ điều chỉnh nhẹ. Nhìn cả tuần, trong khi chỉ số thường được quan sát nhất là VN-Index vẫn chưa điều chỉnh một cách rõ ràng, thậm chí còn tăng 0,9% so với tuần trước thì HSX30-Index đã giảm 0,9%, Vnallshares-Index chỉ tăng 0,3%.
Chỉ số VN-Index (màu đen) tạo đỉnh chậm hơn chỉ số VnAllshares-Index (màu đỏ) và chỉ số Hsx30-Index (màu xanh lá) trong tuần qua, đồng thời phản ánh mức độ tụt giảm nhẹ hơn do có sự tăng giá của một vài mã vốn hóa lớn. |
Nguyên nhân quan trọng là các chỉ số điều chỉnh vốn hóa phản ánh chính xác hơn tác động của biến động giá trên bình diện số đông cổ phiếu thành phần hơn nhiều so với VN-Index (đó cũng là nguyên nhân ra đời các chỉ số điều chỉnh vốn hóa). Tuần qua trên sàn HSX xuất hiện sự khác biệt lớn giữa hệ số cổ phiếu tăng/giảm với biến động của VN-Index. Hai ngày đầu tuần thị trường khá mạnh (cả 3 chỉ số đều tăng tốt thì hệ số cổ phiếu tăng/giảm là 1,47 và 1,57, tức là số cổ phiếu tăng giá nhiều hơn. Trong 3 ngày cuối tuần chỉ số Vnallshares-Index và HSX30-Index giảm mạnh hơn VN-Index và đã phản ánh đúng hệ số tăng/giảm chỉ còn 0,75, 0,61 và 0,68, tức là số cổ phiếu giảm giá đã nhiều lên đáng kể.
Hiện tượng phân hóa chỉ số này sẽ sớm kết thúc khi khả năng đỡ giá ở cổ phiếu lớn giảm đi. Chẳng hạn SAB, VNM, GAS không tăng được nữa sẽ khiến VN-Index không còn mạnh hơn hai chỉ số còn lại. Khi đó việc đánh giá thị trường thông qua chỉ số VN-Index sẽ chính xác hơn. Trong giai đoạn hiện tại, điều cần lưu ý chính là sự phân hóa lệch nhịp giữa các chỉ số và hệ số tương quan tăng/giảm cổ phiếu đang ngày càng nghiêng về phía giảm giá. Nói cho cùng, chỉ số được níu giữ thế nào cũng không quan trọng bằng cổ phiếu đang giảm giá ngày càng nhiều.
Trọng Nghĩa