Hai Bà Trưng - một trong những trường THPT được nhiều thí sinh chọn lựa. Ảnh: VĐN
Không có bất ngờ
Hiện,ếtcáchchọntrườngđểgiảmáplựchọctậhôm nay trận nào đá trên địa bàn toàn tỉnh có ba hình thức tuyển sinh. Để chọn ra những hạt nhân chất lượng cao có nhiệm vụ đại diện học sinh Thừa Thiên Huế tham gia tranh tài trên đấu trường quốc gia và quốc tế, Trường THPT chuyên Quốc Học vẫn tổ chức thi. Đối tượng là học sinh toàn quốc đã tốt nghiệp THCS hội đủ các điều kiện do Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) quy định. Tuyển sinh vào các trường dân tộc nội trú với phương thức tuyển “xét phối hợp với thi” dành cho đối tượng là học sinh người dân tộc thiểu số có hộ khẩu và định cư từ 3 năm trở lên thuộc các huyện Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. Trong đó, có không quá 5% chỉ tiêu dành cho học sinh người Kinh có hộ khẩu, thường trú từ 3 năm trở lên tính tới ngày tuyển sinh ở vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn. Riêng các trường THPT và các trung tâm giáo dục thường xuyên trên toàn tỉnh có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xét tuyển của học sinh thuộc các trường THCS trên địa bàn. Nếu trường nào có số hồ sơ dự tuyển vượt 20% thì áp dụng hình thức “xét phối hợp thi” để tuyển sinh.
Hiện nay, hệ thống trường THPT trên địa bàn tỉnh đảm bảo chỗ học cho 100% học sinh trung học cơ sở (THCS) có nhu cầu học tiếp. Do phân bổ dân cư không đồng đều nên trong khi hầu hết các trường tuyến huyện đón hết số học sinh của các đơn vị giáo dục THCS trên địa bàn và có trường còn đảm bảo sĩ số chuẩn hoặc dưới chuẩn, vẫn có một số đơn vị do công tác tư vấn chọn trường không chuẩn nên nảy sinh hiện tượng thừa - thiếu học sinh cục bộ. Riêng TP. Huế, nơi có mật độ trường THPT khá dày, do chưa quy định địa bàn tuyển sinh theo phường nên vẫn tồn tại tình trạng trường khủng khoảng thừa chỉ tiêu, trường không đủ chỉ tiêu...
Vài năm gần đây, tình trạng trên cũng đã diễn ra ở thị xã Hương Thuỷ, huyện Phú Vang… Sở GD&ĐT phải lập hội đồng thi cho Huế và các huyện này. Như vậy, một trong những lý do chính dẫn đến kỳ thi đầu cấp hiện nay là do học sinh, nhất là học sinh TP. Huế chọn trường rất cảm tính. Các em không chọn trường gần nhà mà chọn trường có “thương hiệu” khiến cho một số trường, như Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trường Tộ… thừa học sinh dự xét tuyển có năm lên đến 100%; trong khi đó, nhiều trường không đủ chỉ tiêu như Đặng Trần Côn, Gia Hội... Một nguyên nhân nữa là với các trường, được tổ chức thi, ngoài biểu hiện thương hiệu còn là cơ hội để chọn học sinh tốp trên nên đã không tư vấn chọn trường cho học sinh khi tiếp nhận hồ sơ.
Cần sáng suốt trong chọn lựa
TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT cho rằng, yếu tố con người luôn quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu giáo dục và yếu tố này không chỉ từ phía người thầy, người quản lý mà ở cả học sinh và phụ huynh. Để xây dựng một học hiệu bậc THPT, ngoài sự đầu tư CSVC và nhân lực, việc lựa chọn, đặt niềm tin của phụ huynh, học sinh là vô cùng quan trọng. Ngành GD&ĐT đã có sự điều chỉnh nhân lực theo hướng tạo nhân tố tích cực để các đơn vị cùng phát triển. Trên thực tế, nhiều ngôi trường huyện đã tạo được điểm nhấn trong chất lượng dạy và học, như Trường THPT Phan Đăng Lưu của Phú Vang, Trường THPT An Lương Đông của Phú Lộc, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh của Quảng Điền…
Học sinh THPT hiện nay không chỉ được học văn hóa mà còn có cơ hội tiếp xúc nghề phổ thông, nghiên cứu khoa học và học kỹ năng sống. Ở các trường THPT đều đang dấy lên phong trào dạy tốt, học tốt theo định hướng chuẩn hoá sản phẩm cũng như tích cực tổ chức cho học sinh tham gia các sân chơi lớn… Trường nào cũng mong muốn tuyển chọn học sinh tốt để bồi dưỡng thành hạt nhân. Cơ hội để học sinh học tốt được phát hiện và bồi dưỡng ở trường “chưa có thương hiệu” cao hơn nhiều so với trường “có thương hiệu” cho học sinh có mức học không thật sự xuất sắc. Để xoá bỏ kỳ thi đầu cấp, vấn đề còn lại là tâm lý học sinh, phụ huynh.
Thạc sĩ Nguyễn Hướng, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, đơn vị mới chuyển đổi từ bán công sang công lập và hiện đã được xã hội công nhận về chất lượng đào tạo cho rằng: “Một trong những yếu tố chọn trường THPT trước đây là đảm bảo cho con vào đại học. Yếu tố này đã trở lên thứ yếu khi tỷ lệ vào đại học hiện nay tại các trường đều đã vượt ngưỡng 65%. Còn trường chuyên, nên dành cho những em đặc biệt xuất sắc, có khả năng vào đội tuyển cấp tỉnh để tham gia tranh tài cấp quốc gia, quốc tế và một số cho các em có định hướng du học”. Không có hai nguyện vọng trên, các em nên chọn ngôi trường gần nhà, thuận tiện nhất cho việc đi học vì mọi ngôi trường hiện đã đảm bảo độ “an toàn” nếu chỉ chọn thi đại học, cao đẳng trong nước. Chọn những ngôi trường vừa sức, các em sẽ không phải “mài đũng quần” trong các lò học thêm mà còn có cơ hội được tham gia nghiên cứu khoa học và bộc lộ những năng khiếu như bơi lội, điền kinh, nhạc, họa…
Một phụ huynh có con đang học THCSchia sẻ “Chúng tôi cho rằng ngành GD&ĐT cần siết chặt việc đăng ký trái tuyến”. Nếu tư vấn thành công việc chọn trường thì không chỉ giảm một kỳ thi căng thẳng không thật sự cần thiết mà còn giảm áp lực học tập cho học sinh cuối cấp THCS, giảm lo toan của phụ huynh. Về xã hội, sẽ góp phần giảm mật độ giao thông, mối quan hệ “tay ba” nhà trường-địa phương-phụ huynh về quản lý học sinh cũng đơn giản hơn… Lúc đó, sẽ không xảy ra tình trạng khủng khoảng thừa học sinh cục bộ dẫn đến một kỳ thi THPT căng thẳng, tốn kém như hiện nay.
Hương Giang