Anh Bùi Tự Thành cần mẩn với công việc phục chế sách
Thầm lặng
Tốt nghiệp Sư phạm ngoại ngữ,ệnvềnhữngngườigìngiữtácphẩmvàhiệnvậkết quả giải quốc gia tây ban nha Hoàng Thị Thu Hương vào công tác ở Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế năm 1998. Làm ở bộ phận Kho tư liệu - Kiểm kê - Bảo quản, công việc của chị Hương là theo dõi chặt chẽ tình trạng hiện vật. Đều đặn mỗi ngày, buổi sáng đi làm và trước khi ra về, chị vào kho “thăm” hiện vật, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm...
Cứ ngỡ việc quản lý hiện vật chỉ đơn giản, nhưng trò chuyện với chị Thu Hương mới biết, nó có quy trình khoa học hẳn hoi và hiện vật có cả... lý lịch, hộ chiếu. Chị Hương kể: “Sau khi được hội đồng khoa học xem xét có giá trị, đưa vào hiện vật chính thức, công việc của tôi là vệ sinh sạch sẽ, phân loại theo chất liệu, chủ đề, ghi vào sổ đăng ký, ghi số kiểm kê, số phân loại, rồi mới sắp lên giá. Sau cùng là viết lý lịch, làm hộ chiếu cho hiện vật, làm phiếu hệ thống tra cứu”. Chị Hương lấy cho tôi xem bản hộ chiếu của hiện vật. Trên ấy ghi những thông tin, như: ảnh chụp, số kiểm kê, số thứ tự, tóm tắt xuất xứ, nội dung giá trị hiện vật, đặt ở tủ nào, kệ nào rất chi tiết.
Tốt nghiệp hội họa sau 9 năm học ở Trường đại học Nghệ thuật Huế, Hoàng Phi Hùng, Phó phòng Nghiệp vụ, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị đảm trách việc bảo quản tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng. Tranh của họa sĩ Lê Bá Đảng đa chất liệu, nhiều tác phẩm được đắp nổi nên việc bảo quản không hề đơn giản trong thời tiết khắc nghiệt, nhất là tác phẩm trưng bày trong điều kiện thiếu máy điều hòa, hút ẩm. Công việc của Hùng cũng vất vả hơn. Hùng cho biết: “Tranh sơn dầu của họa sĩ Lê Bá Đảng gồm nhiều chất liệu nên bảo quản rất khó, lại dễ bị tác động của thời tiết. Tùy theo mức độ hư hỏng của tranh để trung tâm có phương án xử lý. Tác phẩm thường bị bong tróc ở rìa, nếu nhẹ thì tôi trực tiếp xử lý, nặng hơn thì phải thuê chuyên gia vì sợ làm mất giá trị của tác phẩm. Điều thuận lợi là tôi từng được chính họa sĩ Lê Bá Đảng chỉ dạy cách xử lý khi tác phẩm bị bong tróc”.
Công việc chính của anh Bùi Tự Thành, cán bộ Thư viện Tổng hợp tỉnh là phục vụ bạn đọc. Tuy nhiên, vì thiếu người phục chế sách, anh kiêm nhiệm thêm việc này. Anh Thành chia sẻ: “Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Huế, trang thiết bị lại thiếu thốn, lượng sách quý bị hư hỏng cần phải phục chế tồn đọng rất nhiều. Không có phương tiện như máy cắt xén, máy ép, máy scan hay hóa chất xử lý, cũng không được đào tạo nghiệp vụ, công tác phục chế mới chỉ dừng lại ở việc đóng lại gáy, bìa bị hư hỏng, khâu những trang sách bị bong”.
Tỉ mẩn
Với chị Thu Hương, việc không nặng nhọc nhưng lắt nhắt nhiều công đoạn, bởi số tư liệu, hiện vật Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đang lưu giữ lên đến 16 nghìn. Chị Hương tâm sự: “Bảo tàng là nơi lưu giữ những hiện vật liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi hiện vật mang một giá trị lịch sử, gắn với từng câu chuyện, kỷ niệm của mỗi người nên tôi càng quý trọng. Hiện vật sưu tầm về chỉ có một nên sự cẩn trọng với công việc càng cao, phải nâng niu từng li từng tí, bởi hiện vật đã qua thời gian, chỉ cần mạnh tay là hỏng”.
Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, yếu tố con người rất quan trọng trong công tác bảo quản tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng. Anh Hùng phải kiểm tra thường xuyên, định kỳ 3 tháng thay đổi chủ đề một lần nhưng có khi 20 ngày anh phải thay đổi tranh khi ánh sáng, khí hậu tác động đến tác phẩm. Bà Đinh Thị Hoài Trai, Giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị chia sẻ: “Việc bảo quản tranh nhìn rất đơn giản nhưng đòi hỏi sự cẩn thận và chuyên môn mới phát hiện được nó bong tróc ở chỗ nào, xử lý ra sao. Một số tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Đảng vừa là hội họa vừa là điêu khắc nên làm vệ sinh cũng không đơn giản, phải khéo léo, nhẹ nhàng không để mồ hôi chạm vào tác phẩm”.
Phương tiện phục chế sách của anh Thành chỉ đơn giản là kim chỉ, nhíp, dao mổ, lưỡi lam... Nhìn anh tỉ mẩn khâu từng đường kim mũi chỉ, dán từng trang sách mới cảm nhận được sự chịu khó của người đàn ông này. Anh Thành trải lòng: “Việc phục chế sách nếu không tận tâm, nóng vội chỉ làm cuốn sách càng thêm hư hỏng. Công việc này cũng rất độc hại do phải thường xuyên tiếp xúc với sách đã bị nấm mốc, vi khuẩn. Độc hại như vậy nên tôi luôn cố gắng vệ sinh sách sạch sẽ trước khi cho bạn đọc mượn”.
Anh Thành chia sẻ thêm, có những cuốn sách quý hư hỏng không thể phục chế được, anh nóng ruột lắm. Mong ước của anh Thành là Thư viện Tổng hợp tỉnh sớm có phòng riêng đủ tiện nghi để lưu trữ tài liệu quý hiếm, có vậy mới có thể kéo dài tuổi thọ cho sách quý.
Bài, ảnh: Minh Hiền