Cuộc cách mạng lâu dài Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) phát triển như vũ bão. Không đứng ngoài “sân chơi” này,ótổnggiámđốcTậpđoànFPTChuyểnđổisốcơhộiđểdoanhnghiệpnângtầsố liệu thống kê về frosinone gặp atalanta Việt Nam đang chủ động thích ứng, tiếp cận những ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. Xác định vai trò to lớn của chuyển đổi số, ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chương trình đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025, 30% vào năm 2030. Giải pháp để đạt được mục tiêu trên là thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó, để thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế, Chính phủ cũng đề ra giải pháp chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang làm sản phẩm theo hướng “Make in Viet Nam”, sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam. Trên thực tế, dù chuyển đổi số giúp giảm chi phí hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh… nhưng không ít doanh nghiệp vẫn còn loay hoay, lúng túng trong việc đưa công nghệ vào thay đổi mô hình kinh doanh, sản xuất. Theo ông Hoàng Việt Anh - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Chuyển đổi số - Tập đoàn FPT, dù có tới 70% doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rằng, chuyển đổi số là tất yếu, là cơ hội thay đổi, tăng khả năng cạnh tranh nhưng họ vẫn còn lúng túng, chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Nhiều doanh nghiệp, tổ chức rất muốn chuyển đổi số nhưng lại e ngại tính khả thi của dự án. “Chuyển đổi số ở Việt Nam có thuận lợi lớn nhất là sự quyết tâm, chủ động của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số”, ông Hoàng Việt Anh nói và cho rằng, việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp vẫn có những khó khăn nhất định. Chuyện tâm lý e ngại về tài chính trong chuyển đổi số ở doanh nghiệp bỗng chốc trở thành rào cản khiến doanh nghiệp không chủ động chuyển đổi số. Bởi doanh nghiệp cho rằng, chuyển đổi số và việc phải xây dựng các hệ thống lớn, kéo theo việc đầu tư chi phí lớn… Do đó, không ít doanh nghiệp, tổ chức muốn chuyển đổi số nhưng nghi ngại về tính khả thi của dự án. |