Việc thực hiện bảo lãnh giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai (Điều 56,ấtđộngsảnChủđầutưbùngngânhàngchịutráchnhiệbang xep hang 2 ha lan Luật Kinh doanh Bất động sản 2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015) đang khiến nhiều doanh nghiệp và khách hàng lo lắng về các chi phí bảo lãnh sẽ làm giá bất động sản tăng cao; trong khi Luật không quy định rõ khoản phí này là bao nhiêu và do ai trả (người mua hay người bán?).
Hàng chục khách hàng cho chủ đầu tư vay vốn để đầu tư vào Dự án B5 Cầu Diễn, nhưng khi đến hạn đã không thể rút vốn hoặc giành quyền mua căn hộ của Dự án. Ảnh: S. T
Về việc này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VP Chính phủ - Nguyễn Văn Nên cho biết, việc thực hiện bảo lãnh giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai đã được quy định trong Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Cụ thể, khi chủ đầu tư dự án bất động sản bán, cho thuê mua nhà hình thành trong tương lai mà đã được ngân hàng bảo lãnh, nếu vì lý do nào đó mà chủ đầu tư không bàn giao nhà ở cho khách hàng theo đúng tiến độ đã cam kết và bên mua, bên thuê mua nhà ở có yêu cầu thì ngân hàng có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng.
Bộ trưởng cho biết thêm, hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn những nội dung liên quan của Luật và gửi lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan, trong đó có nội dung về bảo lãnh bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Theo đó, phí bảo lãnh sẽ do chủ đầu tư dự án trả cho ngân hàng, mức độ cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực, uy tín của chủ đầu tư dự án và sẽ được tính vào giá bán, giá cho thuê mua nhà ở.
Viết Cường