Nhiều người tranh cãi vì không biết "bươn chải" và "bươn trải" là từ đúng chính tả.
Dù là từ ngữ khá thông dụng,ươnchảivàbươntrảitừnàomớiđúngchínhtảnhận định kèo villarreal được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày nhưng khi được hỏi, nhiều người lại băn khoăn, không biết ''bươn trải'' hay "bươn chải'' mới đúng chính tả.
Có ý kiến cho rằng: Nói “bươn trải” là không chính xác, vì đây không phải từ có nghĩa. Phải là “bươn chải” mới đúng.
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, được Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa ấn hành năm 2010, “bươn chải” là “vật lộn một cách khó nhọc, vất vả (thường là để kiếm sống)”. Nhiều người thường dùng từ này khi nói về chuyện mưu sinh trong cuộc sống.
Trong khi đó, nếu dùng “trải” – có nghĩa là “trải ra, mở rộng ra trên mặt phẳng”. Lúc này, "bươn" và "trải" sẽ biến một từ có nghĩa thành hai âm tiết vô nghĩa.
Theo lý giải, “trải” là từ Hán Việt không có tính tượng hình, không có hình ảnh rõ ràng mà thiên về cảm nhận chủ quan. Về nguyên tắc cấu tạo từ thì không cho phép ghép từ Hán Việt với từ Nôm. Vì vậy dùng từ “bươn chải” là chính xác.
Tuy nhiên nhiều người có thói quen sử dụng từ "bươn trải" vì cho rằng "trải" là trải nghiệm, trải qua điều gì đó. Thậm chí "bươn trải" còn là được sử dụng trên tiêu đề của nhiều tờ báo lớn hay trong sách vở.
Những lỗi chính tả về âm tr và ch tương tự rất phổ biến trong các bài viết trên môi trường số và cả sách báo in, hay các bảng biển dọc đường.
Ngoài "bươn chải", nhiều từ có âm tr và ch khác thường gây nhầm lẫn như “bánh trưng” và “bánh chưng”, "tập chung" và "tập trung",...
Hiểu Lam