Các đại biểu dự Hội nghị báo cáo viên các tỉnh,ấthoạtđộngcủabocovintuyntruyềkết quả giải bóng đá vô địch ý thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương khu vực phía Nam tháng 4-2018 đã có những chia sẻ về hiệu quả của việc tổ chức hội nghị này, cũng như những việc cần làm để giúp hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên ngày càng đi vào chiều sâu. Quang cảnh Hội nghị báo cáo viên các tỉnh, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương khu vực phía Nam tháng 4-2018. Ông Phạm Hùng Thái, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tây Ninh: Cần đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền Hội nghị báo cáo viên các tỉnh, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương khu vực phía Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức luân phiên ở các tỉnh, thành như vậy có ý nghĩa quan trọng. Bởi những đại biểu tham dự là cán bộ trực tiếp tham gia định hướng công tác tuyên truyền nên những thông tin chính thống cần cập nhật từ các vấn đề, các sự kiện nổi bật được cung cấp tại hội nghị, qua đó giúp các đại biểu kịp thời nắm bắt để triển khai, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đảm bảo được yêu cầu định hướng dư luận, phục vụ tốt cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao hơn thì đòi hỏi các báo cáo viên, tuyên truyền viên không ngừng đổi mới cả về nội dung và cách thức; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp hiện đại trong công tác tuyên truyền. Khi tuyên truyền phải nói ngắn gọn, thông tin nhanh, đi vào những nội dung trọng tâm, cốt lõi, khắc phục tình trạng độc thoại, áp đặt, quy chụp trong công tác tuyên truyền. Ngoài ra, khi tuyên truyền thì cần liên hệ với tình hình thực tế để người nghe dễ hiểu, dễ thực hiện. Ông Nông Văn Thảm, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn: Báo cáo viên, tuyên truyền viên cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có vai trò rất quan trọng để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thì báo cáo viên, tuyên truyền viên cần phải xác định rõ là tuyên truyền cho ai, nghĩa là phải tìm hiểu đặc điểm người nghe để lựa chọn nội dung, cách thức tuyên truyền cho phù hợp; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên phải am hiểu sâu rộng về vấn đề cần tuyên truyền, có như vậy mới có thể truyền tải hết nội dung tuyên truyền đến với người nghe. Bên cạnh đó, báo cáo viên, tuyên truyền viên phải có kỹ năng tuyên truyền, nhất là có phương pháp diễn đạt hấp dẫn, trình bày đơn giản, dễ hiểu và gắn lý thuyết với liên hệ thực tế để thu hút người nghe. Nếu hội tụ được các yếu tố đó là lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cho nên, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cần không ngừng học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn, cũng như tích cực rèn luyện kỹ năng tuyên truyền… Ông Đào Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hậu Giang: Cần có cái tâm Trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay, đặc biệt là thông tin trên các trang mạng xã hội thì vai trò, vị trí của người làm công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên là cực kỳ quan trọng. Họ phải là gạch nối giữa Đảng với Nhân dân, giữa Đảng với cán bộ và giữa Nhà nước với Nhân dân. Muốn làm được điều đó thì báo cáo viên, tuyên truyền viên phải đáp ứng được nhiều yêu cầu. Trong đó, theo tôi có 4 yêu cầu cơ bản: Thứ nhất, báo cáo viên, tuyên truyền viên phải đứng vững trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phải có phương pháp phân tích, tiếp cận khoa học, phải chuyển tải những thông tin cần thiết nhất đến với người dân. Yếu tố thứ hai không kém phần quan trọng là kiến thức, trình độ của báo cáo viên, tuyên truyền viên. Kiến thức đó bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, quan điểm của Đảng. Nếu có nền tảng kiến thức vững vàng thì báo cáo viên, tuyên truyền viên sẽ tiếp nhận, phân tích thông tin được dễ dàng, thuận lợi. Đặc biệt là báo cáo viên phải cập nhật thường xuyên thông tin để kịp thời nắm những thay đổi, những quan điểm, chủ trương mới, cũng như tình hình mới xảy ra trong nước và quốc tế. Thứ ba là phải có kỹ năng, đó là kỹ năng phân tích, tổng hợp, bởi hiện nay thông tin có rất nhiều chiều, đa dạng, nếu báo cáo viên thiếu kỹ năng thì không thể phân tích, tổng hợp, đúc kết được những thông tin cốt lõi để tuyên truyền đến người nghe. Đặc biệt là kỹ năng nói, nói làm sao để dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo. Kỹ năng này không phải tự nhiên có, phải trải qua quá trình rèn luyện. Thứ tư là báo cáo viên, tuyên truyền viên phải có cái tâm với nghề, có cái tâm thì mới làm việc tận tụy, chịu khổ, chịu khó mày mò nghiên cứu, nắm bắt tình hình để thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk: Đi sâu, đi sát để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền là nhiệm vụ không hề dễ dàng nên yêu cầu đặt ra đối với lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên hiện nay là khá nặng nề. Trước hết, họ phải nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đặc điểm của từng địa phương, từng vùng để đề ra phương pháp tuyên truyền cho phù hợp. Đối với báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở phải đi sâu, đi sát để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân, đồng thời tăng cường tuyên truyền những nhân tố tích cực, tạo ra sự đồng thuận và khơi dậy tinh thần phấn đấu, quyết tâm trong Nhân dân để đóng góp xây dựng địa phương phát triển.
TRƯỜNG SƠN lược ghi |