您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【mc vs leicester】Gói hỗ trợ 340.000 tỷ đồng: Quốc hội làm rõ những băn khoăn trước khi bấm nút 正文

【mc vs leicester】Gói hỗ trợ 340.000 tỷ đồng: Quốc hội làm rõ những băn khoăn trước khi bấm nút

时间:2025-01-12 16:01:03 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về gói chính sách tài kh&o mc vs leicester

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về gói chính sách tài khóa,óihỗtrợtỷđồngQuốchộilàmrõnhữngbănkhoăntrướckhibấmnúmc vs leicester tiền tệ để hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế- xã hội

Để không lỡ nhịp phục hồi

Sau một thời gian chuẩn bị công phu, Chính phủ đã chính thức trình Quốc hội chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội trong phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất.

Báo cáo Quốc hội nội dung này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, việc xây dựng Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội cùng với các chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ thực hiện tại thời điểm hiện nay là cấp thiết, để không lỡ nhịp với đà phục hồi kinh tế của khu vực và thế giới, phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5 năm 2021 - 2025 (6,5 - 7%/năm).

“Trong trường hợp không thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ, dự báo tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 5,4%/năm”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thêm thông tin để thấy sự cần thiết của việc ban hành chính sách.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, gói hỗ trợ sẽ chú trọng các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ người dân, doanh nghiệpkhắc phục khó khăn, phục hồi và củng cố nền tảng, tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Các con số cụ thể về quy mô gắn với các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện dự kiến trong năm 2022 - 2023 cũng được tính toán.

Theo đó, mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tưnâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh được dành 60.000 tỷ đồng; bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm: 53.150 tỷ đồng; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh: 110.000 tỷ đồng; phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển: 113.850 tỷ đồng.

Ngoài ra, huy động từ các quỹ tài chínhngoài ngân sách nhà nước khoảng 10.000 tỷ đồng.

Chính phủ cũng đã dự kiến bội chi ngân sách nhà nước so với GDP bình quân 2 năm 2022 - 2023 tăng thêm khoảng 1,2% GDP mỗi năm, nợ công đến cuối năm 2025 khoảng 49 - 50% GDP, nợ chính phủ 45 - 46% GDP.

Như vậy, chỉ tiêu nợ công vẫn dưới ngưỡng cảnh báo, thấp hơn so với mức trần đã được Quốc hội cho phép. Nợ chính phủ có thể vượt ngưỡng cảnh báo, nhưng vẫn dưới mức trần Quốc hội cho phép.

Trong bối cảnh yêu cầu cấp thiết, Chính phủ cũng trình Quốc hội cho phép thí điểm 3 chính sách đặc thù đối với các dự ánđầu tư công trong phạm vi Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.

Một là, thí điểm áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ và gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư; chỉ định thầu xây lắp kèm theo yêu cầu tiết kiệm khoảng 5% dự toán giá trị gói thầu để đẩy nhanh công tác đấu thầu…

Hai là, cho phép chủ đầu tư được khai thác các mỏ khoáng sản nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng dự án làm vật liệu xây dựng thông thường (chỉ nhằm thực hiện dự án), không phải thực hiện thủ tục cấp phép.

Ba là, phân cấp, phân quyền, bố trí nguồn vốn cho UBND cấp tỉnh của một số địa phương có năng lực, kinh nghiệm quản lý và có văn bản đề xuất làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các đoạn tuyến/dự án đường cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn.

Quyết định không trúng là có lỗi với dân

Trong suốt quá trình chuẩn bị gói hỗ trợ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiều lần nhấn mạnh, đây là gói chính sách bổ sung, ngoài khung khổ chung đã được Quốc hội quyết định cho 5 năm tới. “Ngoài khung khổ, lại còn tăng thêm, thì rõ ràng là có rủi ro, bất ổn về mặt vĩ mô”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh thêm khi tham gia thảo luận tại tổ chiều 4/1.

Từ phân tích đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, phải hết sức thận trọng khi quyết định gói hỗ trợ. Bởi “không trúng, không đúng mà lãng phí nữa thì có lỗi với sự phát triển của đất nước, có lỗi với nhân dân, vì suy cho cùng cũng là tiền thuế của nhân dân cả”.

Lo lắng của Chủ tịch Quốc hội, người am hiểu sâu sắc về tài chính quốc gia, cũng là tâm tư chung của nhiều vị đại biểu khác, ở nhiều tổ thảo luận khác.

Đồng ý với thiết kế chính sách tài khóa đóng vai trò chủ lực, còn chính sách tiền tệ đóng vai trò hỗ trợ, song đại biểu Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng nhấn mạnh, kiểm soát lạm phát là nhiệm vụ khá khó khăn của chính sách tiền tệ.

“Áp lực tăng giá đầu vào liên tục và kéo dài tạo rủi ro lạm phát cao cho nền kinh tế khi nhu cầu hồi phục mạnh. Song hành cùng nhiều gói cứu trợ, hỗ trợ được triển khai trong 2 năm 2020 - 2021, xu hướng tăng giá liên tục của các tài sản tài chính và bất động sảntrong thời gian qua, cũng sẽ góp phần làm tăng áp lực lạm phát trong năm 2022”, đại biểu Hà Sỹ Đồng nhận định. Điều này, theo đại biểu, đòi hỏi Ngân hàngNhà nước phải cẩn trọng hơn trong hoạt động điều tiết cung tiền, đặc biệt, cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc “trung hòa” dòng tiền kho bạc nhà nước mỗi khi tiền được giải ngân mạnh vào nền kinh tế hoặc được hút mạnh về từ nền kinh tế.

Bày tỏ sự yên tâm, nhưng bên cạnh đó, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Trần Văn Lâm cũng nêu ra một số vấn đề còn quan ngại, đầu tiên là cân đối vĩ mô, đặc biệt là lạm phát.

“Gói hỗ trợ chưa được tung ra thì giá đất đã sốt, đất đai đã bị đầu cơ. Năm ngoái, chúng tôi có đi giám sát, nhiều dự án quy mô lớn, nhưng tỷ lệ sử dụng chỉ 3%. Vì thế, nếu thực hiện không tốt, thì gói hỗ trợ lại kích bong bóng bất động sản, bong bóng chứng khoán, ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng”, đại biểu Trần Văn Lâm phát biểu.

Trong khi đó, theo đại biểu Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, gói chính sách tài khóa, tiền tệ không phải là hỗ trợ, mà là quyết định sự thành công của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đại biểu Trịnh Xuân An cũng băn khoăn về tính cân đối ngay trong chính sách tài khóa, khi nguồn dành cho hạ tầng quá lớn. Chẳng hạn, có tới 72.000 tỷ đồng cho Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Theo vị đại biểu này, mục tiêu khi xây dựng gói hỗ trợ là những nội dung cấp bách có thể giải ngân ngay, đi vào cuộc sống trong 2 năm, trong khi dự án cao tốc có thể phải năm 2024 - 2025 mới giải ngân được. Vì vậy, cần giải pháp hài hòa vốn đầu tư công.

Sau khi tiếp tục thảo luận tại hội trường, nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội sẽ được Quốc hội thông qua tại phiên bế mạc kỳ họp bất thường, chiều 11/1/2022.

Quy mô đã đủ lớn

Theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, về cơ bản, gói hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội đã tương đối phù hợp, theo đúng định hướng kết hợp cả tài khóa, tiền tệ, tác động cả phía cung và phía cầu, quy mô đủ lớn.

“Nếu tính quy mô gói này theo giá trị danh nghĩa công bố là khoảng 5,25% GDP; tính theo giá trị thực tế chưa đầy đủ là 4,25%, cộng với 4% của 2 năm trước nữa, là chúng ta đã kích thích kinh tế 8,25% GDP”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.