当前位置:首页 > Cúp C2 > 【lịch đá banh tối nay】'Phao cứu sinh’ cho người khó khăn trong khám chữa bệnh, không ai ở lại phía sau 正文

【lịch đá banh tối nay】'Phao cứu sinh’ cho người khó khăn trong khám chữa bệnh, không ai ở lại phía sau

来源:88Point   作者:Thể thao   时间:2025-01-09 11:23:40

Sau hơn 30 năm tổ chức thực hiện,ứusinhchongườikhókhăntrongkhámchữabệnhkhôngaiởlạiphílịch đá banh tối nay chính sách, pháp luật Bảo hiểm y tế (BHYT) của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, khẳng định là một trong những trụ cột trong hệ thống chính sách an sinh xã hội. 

Đẩy nhanh diện bao phủ người dân tham gia BHYT, thúc đẩy lộ trình BHYT toàn dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra, đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị và xã hội, để không ai bị bỏ lại phía sau trong khám chữa bệnh. 

Dần lấp đầy khoảng trống

Theo Quyết định 546 của Chính phủ, Việt Nam đặt mục tiêu tỷ lệ bao phủ BHYT toàn quốc năm 2023 là 93,2%, năm 2024 là 94,1%, năm 2025 là 95,15%. UBND các tỉnh/thành phố trình HĐND để bố trí ngân sách địa phương và huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ thêm cho người dân tham gia BHYT. 

Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết đến hết tháng 6/2023, tỷ lệ bao phủ BHYT ở nước ta đã đạt gần 92%, tương đương gần 91 triệu người tham gia, tăng 4,35 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Nhiều địa phương đã có những giải pháp để thúc đẩy bao phủ, giúp nhiều người dân tham gia "lưới an sinh".

Tại Bình Định, tới hết tháng 4, có 18.000 người đang phải ngưng đóng và 70.000 người chưa từng tham gia BHYT vì quá khó khăn, thông tin được Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Hùng báo cáo tại kỳ họp thứ 11 của HĐND tỉnh ngày 13/7. Nguyên nhân người dân ngưng đóng BHYT được đưa ra là do tình hình kinh tế khó khăn, người dân không có việc làm ổn định, mất việc, thu nhập giảm. 

Một ngày sau, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định ký ban hành Nghị quyết số 18 hỗ trợ kinh phí đóng BHYT cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh, hiệu lực từ 24/7. Theo đó, mức hỗ trợ cho người thuộc hộ cận nghèo đóng BHYT được nâng từ 15% lên 30%, 70% mức đóng còn lại do ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu.

Đối với người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình, được hỗ trợ 30% mức đóng BHYT. Trong 70% còn lại, 30% mức đóng do ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu và 40% do người tham gia tự đóng. Với người nhiễm HIV, bệnh nhân phong có di chứng tàn tật được cơ quan y tế có chức năng của tỉnh xác nhận, tỉnh sẽ hỗ trợ 100% kinh phí đóng BHYT.   

Tại Phú Thọ, 93,5% dân số đã có thẻ BHYT, là một trong những tỉnh có tỷ lệ bao phủ BHYT cao trong cả nước. Ông Trần Xuân Long, Phó Giám đốc Quản lý điều hành BHXH tỉnh Phú Thọ, cho hay tỉnh này tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội tặng thẻ BHYT cho những người có hoàn cảnh khó khăn, giúp lan tỏa sâu rộng hơn chính sách đến cộng đồng dân cư. 

Danh mục thuốc BHYT mới có hiệu lực từ ngày 1/3/2023 bổ sung nhiều loại thuốc được hưởng BHYT.

Từ đầu năm 2023 đến nay, BHXH tỉnh đã phối hợp với các nhà tài trợ tặng hơn 3.600 thẻ BHYT với trị giá hơn 1 tỷ đồng cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các huyện, thành, thị.

Đảm bảo quyền bình đẳng trong khám chữa bệnh

Những chính sách hỗ trợ, sự quan tâm của cả xã hội trên đây được xem là “phao cứu sinh” cho những nhóm đối tượng dễ tổn thương. Điều này góp phần giảm gánh nặng kinh tế, giúp họ có cơ hội được chăm sóc sức khỏe nếu không may bị đau ốm.

“Khi tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi khi ốm đau, bệnh tật. Có thể nói, tấm thẻ BHYT là cứu cánh cho người bệnh, giúp họ thoát khỏi “bẫy nghèo” y tế, giảm nguy cơ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội”, ông Long cho biết.

Sau 3 năm đại dịch Covid-19, nhiều gia đình trên cả nước rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều người lao động bị mất việc làm, trụ cột gia đình bỗng nhiên chông chênh. Khó khăn chồng chất khó khăn, "chạy ăn" từng bữa đã khó, kế hoạch đóng BHYT cho gia đình và các con đang độ tuổi đi học phổ thông càng xa vời.

Nếu các em không may ốm đau khi không có thẻ BHYT, đó sẽ là gánh nặng luẩn quẩn nghèo - bệnh - nghèo hóa - thất học - thất nghiệp - nghèo. Trong khi các em chính là thế hệ trẻ, là chủ nhân tương lai của đất nước, cần được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe…

Vì thế, học sinh, sinh viên, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn, là đối tượng đặc biệt được xã hội quan tâm, hỗ trợ. Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT đã nêu rõ quan điểm “Cần mở rộng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với một số nhóm tham gia các loại hình BHXH, BHYT, trong đó có BHYT cho học sinh, sinh viên”.

Ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, cho hay đến nay, tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT trên cả nước đã đạt trên 97%, tương ứng trên 18,8 triệu.

“Hiệu quả thực hiện BHYT không chỉ nằm ở diện bao phủ ngày càng tăng lên, mà quan trọng hơn là quyền lợi BHYT cho học sinh, sinh viên ngày càng được đảm bảo. Theo đó, khi tham gia BHYT, học sinh, sinh viên được hưởng nhiều lợi ích hơn như được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại trường học; được khám chữa bệnh BHYT với các thủ tục thuận tiện, thông thoáng, được tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí lớn….”, ông Mạnh cho biết.

Việc chăm sóc sức khỏe tại trường học không chỉ giúp học sinh, sinh viên và gia đình phát hiện bệnh kịp thời, chăm sóc và tạo điều kiện điều trị các căn bệnh trường học liên quan đến thị lực, điều chỉnh tư thế viết, ngồi học chống cong vẹo cột sống… Từ đây, còn phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường có thể dẫn tới các bệnh mạn tính, nguy hiểm, kịp thời can thiệp, điều trị sớm, đảm bảo sức khỏe các em trong tương lai.

Thực tế, quỹ BHYT đã chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là học sinh, sinh viên mắc các bệnh nan y, mạn tính phải qua nhiều đợt điều trị, dài ngày như chạy thận nhân tạo, ung thư, phẫu thuật tim mạch,… Chi phí từ quỹ BHYT cho các ca bệnh này từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng. 

Đơn cử, một học sinh ở tỉnh Vĩnh Long (mã thẻ HS48686217…) được quỹ BHYT chi trả lên đến 1,18 tỷ đồng. Hay như một học sinh ở TP.HCM (mã thẻ HS47979369…) cũng được chi trả khoảng 1,1 tỷ đồng... Với những học sinh này, BHYT chính là “phao cứu sinh” không chỉ với bản thân các em mà còn của gia đình, xã hội. 

Tuy nhiên, theo ông Mạnh, thực hiện hiệu quả BHYT học sinh, sinh viên không chỉ đem lại lợi ích trước mắt (tăng diện bao phủ, đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh BHYT cho các em), mà quan trọng hơn, sẽ nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về an sinh xã hội của đất nước, góp phần hun đúc, xây dựng nếp văn hóa, thói quen tham gia BHXH, BHYT. Qua đó, tiếp tục lan tỏa, tăng tính chia sẻ, nhân văn của chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước ta.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hằng năm, có hơn 100 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT được đảm bảo quyền lợi. Hàng ngàn người được quỹ chi trả chi phí khám, chữa bệnh lên tới hàng trăm triệu đồng, đặc biệt, có những bệnh nhân được quỹ chi trả hàng tỷ đồng.

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh