【đội hình real madrid 2020】Năm điều Bác Hồ dạy: Mãi là chuẩn phấn đấu của học sinh

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 09:56:01 评论数:
 Bác Hồ với các cháu thiếu nhi tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Tư liệu

Thế hệ của các ông, các bà mãi còn ghi trong ký ức về một thời ấu thơ với khăn quàng đỏ trên vai, đứng nghiêm cùng bạn bè, đồng thanh đọc 5 điều Bác Hồ dạy mỗi sáng đầu tuần, tạo nên một bản hòa ca đầy tự hào, và trở thành hành trang quý giá của mình trong suốt cuộc đời. Một năm học mới lại đến, cháu con được đón nhận lời dạy chân tình của Bác Hồ kính yêu. Ra đời cách đây 63 năm nay, những lời dạy ấy vẫn soi sáng vẫn vẹn nguyên ý nghĩa, bởi đây là quan điểm giáo dục hết sức toàn diện và sâu sắc từ trí dục, đức dục đến mỹ dục của Người.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều tình yêu thương cho thiếu niên, nhi đồng, luôn quan tâm giáo dục thế hệ măng non của đất nước. Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng trích trong thư Bác gửi thiếu nhi cả nước nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong (15/5/1941 - 15/5/1961). Năm 1966, Bác thêm các cụm từ “thật tốt” và “Khiêm tốn”, để có nội dung đầy đủ là: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, lao động tốt; Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; Giữ gìn vệ sinh thật tốt; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Ngắn gọn, súc tích, chỉ vỏn vẹn 30 từ, nhưng “Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng” hàm chứa một nội dung sâu sắc và đó là tình yêu đặc biệt của Bác Hồ dành cho những chủ nhân tương lai của nước nhà. Năm lời dạy đó thể hiện sự quan tâm lớn của Người đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, gửi gắm trong đó kỳ vọng vào việc đào tạo một lớp người Việt đủ đức, đủ tài để làm rạng danh đất nước. Nhiều năm qua có bao thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam đã thuộc lòng, ghi nhớ, lấy đó làm tiêu chuẩn, động lực để học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành trở thành người có ích cho quê hương, đất nước.

Điều Bác dạy đầu tiên là thiếu niên, nhi đồng phải: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Yêu đồng bào, là tình yêu đối với mọi người, là sự đồng cảm, sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Trong một xã hội ngày càng phát triển, đôi khi con người dễ trở nên xa cách, vô cảm. Chính vì vậy, lời dạy “yêu đồng bào” của Bác Hồ nhắc nhở con em chúng ta phải luôn giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, sống vì cộng đồng.

Điều thứ hai Bác khuyên các em phải: “Học tập tốt, lao động tốt”. Học tốt là các em phải có ý thức và tinh thần học tập, học hành chăm chỉ, sáng tạo. Học trong nhà trường, từ bạn bè, học từ cuộc sống hằng ngày. Phải có ý thức và biết “lao động tốt” với tinh thần: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tùy theo sức của mình”. Phải yêu lao động, quý trọng các thành quả và giá trị của lao động. Biết làm những việc vừa sức ở trường và ở nhà mình tạo thói quen tốt. Ngày trước, trong các trường học có giờ lao động, đây là hoạt động bổ ích, có tác dụng giáo dục ý thức yêu lao động, nhà trường bây giờ nên duy trì lại cũng là để làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

Bác yêu cầu phải: “Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt”. Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, cần thiết phải hình thành ý thức này khi các em còn thơ bé. Đoàn kết tốt theo lời Bác dạy được thể hiện trong mối quan hệ giữa bạn bè, trong lớp, trong trường; anh, chị, em trong gia đình, là phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ, xây dựng Đội vững mạnh. Kỷ luật tốt là các em phải biết chấp hành tốt nội quy, quy định của trường, lớp, ứng xử văn minh nơi cộng cộng.

Lời Bác dành cho con trẻ cũng thật cụ thể, các em phải biết: “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”. Không chỉ phù hợp với một thế hệ thiếu nhi thời “xây dựng lối sống mới”, thiếu nhi trong thời kỳ xây dựng môi trường “cảnh quan xanh sạch đẹp” hôm nay cũng phải hiểu và làm theo lời dạy của Bác. Phải giúp các em biết giữ vệ sinh ở trường, ở nhà, nơi công cộng cũng như giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Là thiếu nhi, nhất thiết các em phải rèn luyện đức tính: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là điều thứ 5 trong Năm điều Bác Hồ dạy. Khiêm tốn là thái độ đúng mực đối với bản thân, không tự đề cao, thấy được cái non kém của bản thân, khiêm nhường và có ý thức học từ bạn bè. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực.

Những lời dạy trên của Bác với thiếu niên, nhi đồng là quan điểm giáo dục rất sâu sắc, chí tình không chỉ đọc thuộc mà cần hiểu đúng. Ai lớn lên, trưởng thành là công dân hay cán bộ của đất nước lại không qua lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Bởi vậy sớm tiếp cận và học theo lời Bác dạy thật là bổ ích giúp các em có phương hướng rèn luyện, phấn đấu để có hành trang vững vàng bước vào cuộc sống.