TheĐánhgiáchínhsáchchâuÁcủaTổngthốket qua bong da irano các chuyên gia, có thể thấy chính sách châu Á của Tổng thống Trump được chia làm hai trường phái, một bên là những người theo chủ nghĩa an ninh quốc tế như Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, với một bên là những người theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế như Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross. Những người theo chủ nghĩa quốc tế muốn thúc đẩy chính sách an ninh, trong khi những người theo chủ nghĩa dân tộc lại ủng hộ cách tiếp cận "nước Mỹ trước tiên" để chi phối trong các vấn đề kinh tế.
Khái niệm "khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" là một sản phẩm chính của phe theo chủ nghĩa quốc tế, còn quyết định rút lui của Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giống như một động thái đáng thất vọng của phe theo chủ nghĩa dân tộc. Có thể hiểu khái niệm "khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" là phần mở rộng của chính sách “tái cân bằng” với châu Á mà chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đã đưa ra để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi đó, đối với TPP, hiệp định thương mại tự do khu vực do ông Obama bảo trợ, Tổng thống Trump chủ yếu tập trung vào chiến lược tái cân bằng của người tiền nhiệm, nhưng lại bỏ qua chương trình nghị sự kinh tế tích cực mà ông Obama đề ra. Điều này khiến nhiều người ở châu Á cảm thấy bối rối về việc chính quyền có thể hướng tới một "khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng" như thế nào nếu tiếp tục theo đuổi các chính sách bảo hộ thương mại.
Được thúc đẩy bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế - bao gồm Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia của Nhà Trắng Peter Navarro - ông Trump đã kêu gọi ký kết các hiệp định thương mại song phương với các nước châu Á như một cách để giảm thâm hụt của Mỹ. Các nhà phê bình cho rằng động thái này ám chỉ đến quan điểm trong thương mại của phe theo chủ nghĩa dân tộc chính là “cuộc chơi có tổng bằng không”. Những người thuộc phe này muốn tối đa hóa đòn bẩy của Mỹ bằng cách đàm phán các thỏa thuận thương mại song phương, ngay cả khi chương trình nghị sự này làm suy yếu các nỗ lực hợp tác an ninh đã tồn tại từ trước, như với Hàn Quốc. Trong khi đó, phe theo chủ nghĩa quốc tế, gồm Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster và Ngoại trưởng Rex Tillerson, lại tìm cách đối trọng với Trung Quốc bằng việc thúc đẩy vị thế kinh tế của Mỹ trong khu vực và thông qua các thoả thuận thương mại tiêu chuẩn cao để củng cố các luật lệ và chuẩn mực hiện có. TPP - vốn không có sự tham gia của Bắc Kinh - có thể đã là một sự phù hợp hiển nhiên. Từ bỏ TPP sẽ khiến chính quyền Trump không nhận được bất kỳ thành phần kinh tế nào cho chiến lược khu vực của họ. Về lâu dài, hy vọng Mỹ sẽ quay trở lại TPP hoặc một Khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) sẽ trở thành một giải pháp thay thế có thể bao gồm (cả TPP) và thiết lập các tiêu chuẩn cao hơn. Đó là một FTA bao phủ diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) với 21 thành viên, gồm Mỹ, Trung Quốc, 11 thành viên TPP và một số nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Bất kỳ chiến lược nào nhằm tạo ra một "khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" phải bao trùm và đưa ra một cái nhìn tích cực về cách Mỹ, Nhật Bản và những nước khác có thể xây dựng sự thịnh vượng và an ninh to lớn hơn cho tất cả các nước trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc. Chiến lược này sẽ không hấp dẫn các nước ASEAN nếu nó chỉ được coi như một nỗ lực để chống lại sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Thay vào đó, chiến lược phải tập trung vào việc củng cố các quy tắc và chuẩn mực của khu vực để đảm bảo rằng tất cả các nước có thể phát triển và thịnh vượng mà không bị áp bức và xung đột.