Để chấm dứt tình trạng này,ámsátchặtvốntạmứngtronglĩnhvựcxâydựngcơbảcup quoc gia tho nhi ky quản lý việc sử dụng vốm tạm ứng đảm bảo chặt chẽ, an toàn và hiệu quả, đúng chế độ, Bộ Tài chính đã đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện việc tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng.
Theo đó, các dự án thực hiện dang dở do bị đình hoãn, giãn tiến độ hoặc dừng không triển khai thì phải phối hợp với các đơn vị liên quan trực thuộc tổ chức nghiệm thu, xác định khối lượng hoàn thành để báo cáo các bộ, ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố bố trí vốn thanh, quyết toán cho phần khối lượng hoàn thành đã thực hiện, để thu hồi tạm ứng vốn cho NSNN. Đặc biệt là các dự án được tạm ứng từ năm 2003 trở về trước.
Bộ Tài chính yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương thanh toán để thu hồi tạm ứng vốn đối với các dự án đã quyết toán hoàn thành và làm thủ tục tất toán tài khoản tại KBNN. Trường hợp các dự án đã được tạm ứng vốn nhưng không thực hiện hoặc thực hiện sai mục đích thì khẩn trương thu hồi nộp trả phần vốn đã tạm ứng cho NSNN. Ngoài ra, tăng cường quản lý và giám sát việc thi công sau khi thực hiện tạm ứng vốn nhằm ngăn chặn nhà thầu chiếm dụng vốn NSNN.
Theo Bộ Tài chính, cần hạn chế bố trí vốn cho các chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện dự án có số dư tạm ứng vốn lớn, quá thời gian quy định; thực hiện cắt giảm, điều chuyển vốn đối với phần kế hoạch vốn chưa giải ngân của những dự án triển khai chậm.
Với trường hợp chủ đầu tư cố tình vi phạm thời hạn thanh toán tạm ứng chi đầu tư xây dựng cơ bản sẽ bị xử lý nghiêm.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 7 tháng đầu năm 2014, chỉ tiếng riêng lĩnh vực đầu tư XDCB, NSNN đã thanh toán và tạm ứng vốn theo chế độ 95.000 tỷ đồng, bằng hơn 60% dự toán (cùng kỳ năm 2013 đạt 52,5% dự toán); vốn trái phiếu Chính phủ đã thanh toán cho XDCB 59.800 tỷ đồng, bằng 59,8% kế hoạch năm (cùng kỳ năm 2013 đạt 52,5% kế hoạch). |