【hồng lĩnh hà tĩnh – hải phòng】Ký ức ngày tái lập

BPO - Cách đây đúng 25 năm (ngày 1-1-1997 - 1-1-2022),ứcngagraveytaacuteilậhồng lĩnh hà tĩnh – hải phòng tỉnh Sông Bé được chia tách thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Tỉnh Bình Phước được tái lập đã ¼ thế kỷ trôi qua, nhưng những ký ức về ngày tái lập vẫn mãi là kỷ niệm đẹp không bao giờ quên với những người trong cuộc. Tình cảm, ý chí kiên cường, khát vọng vươn lên đã thôi thúc tinh thần vượt khó, hy sinh, xây dựng một Bình Phước đẹp giàu hôm nay. 

Nghị quyết tách tỉnh được xem là nghị quyết mở đường

Nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Bùi Huy Thống:

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trung ương có quyết định nhập Bình Dương và Bình Phước thành tỉnh Sông Bé. Có thể khẳng định, tỉnh Sông Bé đã thực hiện được nhiệm vụ lịch sử lúc bấy giờ là khắc phục hậu quả sau chiến tranh, xây dựng, khôi phục phát triển kinh tế, lo cho nhân dân. Nhưng cũng chính trong thời gian đó hoạt động của tỉnh Sông Bé đã bộc lộ một số yếu điểm. Đó là: Diện tích quá rộng, toàn tỉnh có diện tích tự nhiên hơn 9.000km², đi từ đầu tỉnh tới cuối tỉnh gần 200km; cán bộ bấy giờ rất thiếu và yếu; vẫn còn tình trạng thiếu đói, mặc dù tỉnh đã cố gắng rất lớn. Do đi lại khó khăn nên việc chăm lo cho nhân dân có lúc chưa kịp thời. Khó khăn thì rất nhiều, buộc Tỉnh ủy và UBND tỉnh Sông Bé phải xin Trung ương chia tách để có điều kiện cùng phát triển. 

Lãnh đạo tỉnh Sông Bé khi ra họp Trung ương đã báo cáo về những khó khăn, vướng mắc của tỉnh và Trung ương nhận thấy đó là đúng, thực tế cần phải chia tách. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, khi Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Minh Triết họp Trung ương về báo cáo là Trung ương đã đồng ý thì bắt đầu các cơ quan chức năng đã làm văn bản trình Quốc hội. Kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa IX đã ban hành Nghị quyết chia tách Sông Bé thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Khi có Nghị quyết của Quốc hội, tỉnh bắt đầu xây dựng bộ máy và ngày 1-1-1997 hai tỉnh Bình Dương, Bình Phước chính thức đi vào hoạt động. 

Có thể nói, Nghị quyết của Quốc hội được xem là nghị quyết mở đường. Chính nhờ nghị quyết này mà Bình Dương, Bình Phước mới phát triển được như hôm nay. 

Chúng tôi cảm động khi nhìn thấy khẩu hiệu “Nhân dân Bình Phước đón chào những người con ưu tú trở về”

Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Hữu Luật:

Ngày 1-1-1997, lúc 7 giờ sáng Tỉnh ủy Sông Bé tổ chức buổi ra mắt 2 ban lãnh đạo của 2 tỉnh Bình Dương - Bình Phước. Sau lễ thì anh em chia tay. Rất bùi ngùi, cảm động vì đã từng chung sống, từng làm việc gần 20 năm nên lúc chia tay ai ai cũng quyến luyến. Có những cơ quan, ban, ngành của Bình Dương tiễn đoàn công tác về Bình Phước, lên đến Đồng Xoài mới quay trở về. Khi đoàn chúng tôi đi hết đất Bình Dương, đến đầu đất Bình Phước thì chúng tôi nhìn thấy bà con nhân dân ra 2 bên đường ĐT 741 đón chúng tôi, nét mặt rất rạng rỡ, vui tươi. Người có cờ thì vẫy cờ, người không cờ thì vẫy nón, thậm chí không có nón thì vẫy tay chào mừng đoàn chúng tôi. Chúng tôi đặc biệt cảm động khi nhìn thấy khẩu hiệu: “Nhân dân Bình Phước đón chào những người con ưu tú trở về”. 

Nhìn tinh thần và khí thế của bà con, chúng tôi quyết tâm làm thế nào khi lên Bình Phước mình phải phấn đấu, cùng với anh em phải làm sao cho xứng đáng với lòng tin của nhân dân Bình Phước đang mong đợi lâu nay. Đặc biệt trong chuyến đi này, ngày đầu ra quân từ Bình Dương lên Bình Phước, đoàn lãnh đạo đi 6-7 chiếc xe, còn lại khoảng 1.500 anh em là cán bộ, công nhân viên, người đi xe đò, có cơ quan thì đi ké, có cơ quan thuê xe đò chở đồ đạc lên để tập trung xây dựng tỉnh mới. Có một điều tôi rất phấn khởi là ngày lên đường về Bình Phước để xây dựng Bình Phước đầu tiên, anh em cán bộ, nhân viên được phân công, điều động lên không thiếu một ai. Điều này thể hiện sự quyết tâm, nhiệt tình, trách nhiệm của anh em Bình Dương đối với Bình Phước.

Ai ai cũng phấn khởi, hớn hở như mùa xuân

Ông Hoàng Lộc, phường Tân Đồng, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (thời điểm 1-1-1997 là Phó chủ tịch UBND thị trấn Đồng Xoài):

Lúc đó, đón đoàn cán bộ từ Bình Dương lên, chúng tôi là những cán bộ ở địa phương cũng như toàn thể nhân dân, từ người lớn đến các cháu nhỏ, ai ai cũng phấn khởi, hớn hở như mùa xuân. Nhà nhà vui như mở tiệc ăn mừng. Ai cũng cũng tin và kỳ vọng rằng, có tỉnh mới và Đồng Xoài là trung tâm của một tỉnh thì chắc chắn kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ được đầu tư để phát triển, đời sống nhân dân sẽ nâng cao vì ngày đó quá khó khăn. Đặc biệt, cán bộ Đồng Phú, Đồng Xoài khi ấy thấy đoàn cán bộ của tỉnh Sông Bé lên rất phấn khởi, nhiều người gặp lại anh em cũ, tay bắt, mặt mừng, vui lắm, sướng lắm. Anh em không ngờ được sum họp, sống gần nhau, làm việc cùng nhau, mừng không thể tưởng được và chỉ có tỉnh Bình Phước tái lập mới có được những giây phút như thế. Lúc đó, tinh thần, khí thế của các đồng chí từ Bí thư Tỉnh ủy cho đến cán bộ, nhân viên hay người phụ tá đều rất hăng hái, yêu thương và đối xử với nhau rất chân tình. Thật đáng trân trọng.

Lên Bình Phước là để xây dựng Bình Phước phát triển

Ông Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Bình Phước, nguyên Phó giám đốc Sở Công thương, tỉnh Bình Phước:

Trong tháng 12 năm 1996, tôi cùng với đoàn công tác của Văn phòng UBND tỉnh lên Đồng Phú tiền trạm, tìm địa điểm bố trí cho các sở ban ngành. Mượn trụ sở cơ quan, đơn vị ở Đồng Phú là chính. Phải nói là rất khó khăn, vừa khó khăn về môi trường làm việc, vừa xa gia đình nữa.

Từ cơ sở vật chất đến nguồn lực để cho Bình Phước phát triển là một điều gian nan. Những ngày đầu lên đây, biên chế rất ít mà nhiệm vụ cũng như các địa phương khác, biên chế thì chưa tăng, điều kiện cơ sở vật chất để làm việc, hạ tầng cơ sở thấp kém, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. 

Ngày đó tất cả cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Sông Bé cũ lên trên này công tác mục tiêu là để phát triển các huyện phía Bắc của tỉnh Sông Bé (thuộc tỉnh mới Bình Phước). Quyết tâm đi Bình Phước là phục vụ làm sao cho Bình Phước phát triển, đã lấn át đi chuyện xa nhà, chuyện khó khăn trước mắt. Chúng tôi xác định, phải đoàn kết với nhau, phải làm sao để tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh đảm bảo các nguồn lực phát triển. 

Trong 9 năm tôi làm Phó giám đốc Sở Nội vụ trước đây là ban tổ chức chính quyền, tôi tập trung tham mưu UBND tỉnh về công tác cán bộ, nguồn nhân lực. Gần 25 năm công tác ở Bình Phước cho đến ngày nghỉ hưu theo chế độ, tôi đã giữ nguyên tâm nguyện lên Bình Phước là để xây dựng Bình Phước phát triển. 

Bình Phước sẽ tiếp tục phát triển. Bình Phước rất thuận lợi, đất lành chim đậu, người tài sẽ về. 

Chúng tôi đã chứng kiến, cảm nhận sự ưu ái của các cựu cán bộ đoàn dành cho thế hệ kế cận

Ông Nguyễn Văn Nhãn, nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội tỉnh, nguyên Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Phước:

25 năm rất nhiều kỷ niệm. Tôi còn nhớ ngày 1-1-1997, sau khi tách tỉnh Sông Bé, có 7 anh em tình nguyện lên Bình Phước để tham gia các phong trào về đoàn, đội, công tác thanh niên. Đó là khó khăn rất lớn, bởi chỗ ở không có, địa bàn tỉnh lại quá rộng. Phong trào lúc đó chưa sôi nổi lắm, thanh niên nông thôn bỏ sinh hoạt nhiều. Khó khăn lớn nhưng mình cũng xác định rất rõ là làm thế nào, hay hoặc dở phải cố gắng phấn đấu để kịp và bằng tỉnh anh em Bình Dương. 

Tôi còn nhớ, vừa tách tỉnh là Bình Phước đã tập trung xóa được phổ cập tiểu học của tỉnh Sông Bé, đặc biệt là tại Phước Long với đội hình thanh niên tình nguyện chống thất học của tỉnh. 20 người nằm ở Phước Long để “đánh vét” để Sông Bé được công nhận xóa mù chữ. Mình đã làm được điều đó nhưng sau khi tách tỉnh, Bình Dương đạt hết các tiêu chí, còn Bình Phước thì chưa. Chính vì thế, đội hình tiếp tục lặn lội trong rừng sâu ở xã Đa Kia để tiếp tục hoàn thiện chương trình. 

Sau khi tái lập tỉnh, Ban chấp hành lâm thời được thành lập và nhanh chóng xác định nhiệm vụ trọng tâm là phải tổ chức sinh hoạt đoàn thanh niên sao cho hấp dẫn. Đại hội lần thứ VII là đại hội đầu tiên của tổ chức Đoàn thanh niên tỉnh Bình Phước, chúng tôi đưa ra 4 yếu tố lớn và cần phải thực hiện bằng được. 

Chỉ thời gian ngắn sau tái lập tỉnh, phong trào thanh niên Bình Phước có nhiều chương trình hoạt động hấp dẫn như: Hành trình tuổi 20, Hành trình nối vòng tay lớn, Ngày hội tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc… tạo không khí sôi nổi, thu hút đoàn viên thanh niên tham gia. Dù mỗi phong trào hoạt động được tổ chức đều rất khó khăn từ kinh phí hạn hẹp, đến giao thông đi lại khó khăn nhưng nhiệt huyết thanh niên lúc đó rất cao. 

Cái hay của Đoàn đó là các thế hệ cán bộ rất quan tâm, yêu thương chỉ bảo, kề vai sát cánh sẵn sàng tư vấn hỗ trợ giúp cán bộ đoàn trẻ. Tôi cho đây là vốn quý, là truyền thống của đoàn. Chúng tôi đã chứng kiến, cảm nhận sự ưu ái của các cựu cán bộ đoàn dành cho các thế hệ kế cận. Tôi tin tưởng rằng, các bạn trẻ bây giờ sẽ không phụ lòng và sẽ làm tốt hơn cả thế hệ của chúng tôi.

Nội dung: Minh Nhâm - Thanh Thùy - Thanh Nhàn - Khánh Diễm
Ảnh: Tiến Dũng - Thổ Thanh - Quốc Việt - Viết Bằng 

World Cup
上一篇:Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
下一篇:Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển