您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【tip bong da mien phi hom nay】Tết Đoan ngọ Đa sắc màu văn hoá

Cúp C27人已围观

简介(CMO) “Tháng Tư đong đậu nấu chè/Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng Năm”, đó là câu ca dao Việt Nam nói về ...

Báo Cà Mau(CMO) “Tháng Tư đong đậu nấu chè/Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng Năm”, đó là câu ca dao Việt Nam nói về tết Đoan ngọ hay còn gọi là tết diệt sâu bọ. Bởi lẽ, đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, nạn sâu bọ phát sinh gây hại cho cây trái, mùa màng...

Truyền thuyết kể rằng: Sau một vụ mùa bội thu, nông dân chưa kịp ăn mừng thì bỗng dưng sâu bọ kéo đến ăn sạch cây trái, thực phẩm mà bà con đã thu hoạch. Trong lúc nông dân còn đang ngỡ ngàng thì từ xa có ông lão đi tới tự xưng là Đôi Truân. Biết bà con đang khốn khó vì nạn sâu bọ, ông lão ấy đã chỉ cho dân chúng lập đàn cúng tế tại nhà gồm: Bánh tro và trái cây, sau đó ra trước sân vận động thể dục. Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau, sâu bọ té ngã rã rượi. “Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng”. Căn dặn xong thì ông lão biến mất.

Cơm rượu, món ăn không thể thiếu trên mâm cúng ngày tết Đoan ngọ của người Việt.
Bánh ú lá tre thường được cúng trong ngày tết Đoan ngọ.

Tết Đoan ngọ còn được người Việt gọi bằng cái tên khác là “tết nửa năm” (hoặc giữa năm). Nghe hơi lạ vì 1 năm có 12 tháng thì nửa năm phải là tháng 6 mới đúng. Tuy nhiên, có tài liệu ghi chép rằng: Thời cổ đại, người Việt Nam dùng lịch kiến Tý, do vậy tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch. Theo cách tính này, tháng 5 rơi vào thời điểm nửa năm, do vậy, dân gian Việt Nam rất chuộng tên gọi tết nửa năm.

Ngoài ra, còn nhiều hiện tượng xã hội xảy ra trong ngày mùng 5 tháng 5 ở nhiều nơi đã tạo nên tết Đoan ngọ đậm chất văn hoá vùng, miền.

Tuy nhiên, ông Trần Cúi Hải (còn gọi là Quế Đình), Hội trưởng Hội Tương tế người Hoa Cà Mau, cho rằng: Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là thời gian gọi theo tên 12 con giáp (hay còn gọi là Hệ chi), giờ Ngọ có múi giờ từ 11 giờ sáng tới 13 giờ và đỉnh điểm là 12 giờ trưa, đây là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí.

Bên cạnh đó, tết Đoan ngọ của người Hoa còn gắn với truyền thuyết tưởng nhớ Khuất Nguyên, một vị trung thần nước Sở và là thi hào nổi tiếng nước Sở cuối thời Chiến Quốc. Tương truyền, Khuất Nguyên lo ngại đất nước suy vong, nhiều lần can ngăn vua Hoài Vương nhưng không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn đúng vào ngày mùng 5 tháng 5. 

Tết Đoan ngọ còn gọi là tết Đoan dương và được gắn thêm truyền thuyết khác về hai chàng Lưu - Nguyễn. Sự tích kể rằng, vào đời nhà Hán, nhân ngày tết Đoan dương, có hai chàng trai tên là Lưu Thần và Nguyễn Triệu rủ nhau vào núi hái thuốc, họ đã gặp hai tiên nữ và cùng kết duyên tơ tóc. Thế nhưng, nửa năm chung sống với vợ nơi tiên cảnh, hai người nhớ nhà và đòi về quê, nhưng họ đâu biết rằng nửa năm ở cõi tiên là mấy trăm năm ở dương trần. Vì vậy, khi về quê nhà, thấy phong cảnh đã khác xưa, thân tộc, người quen thì đã trở thành thiên cổ, hai chàng bèn rủ nhau trở lại cõi tiên nhưng không được. Từ đó, hai chàng ra đi mà không thấy trở về.

Như vậy, có thể Đoan ngọ được dựa theo triết lý y học Đông phương, hoả khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày mùng 5 tháng 5 đều lên đến tột bậc, nên người xưa đã sáng tạo ra lễ tết để thụ hưởng thành quả lao động và gắn vào đó những truyền thuyết, sự tích dân gian để thêm sự sinh động. Lâu dần nó trở thành phong tục, văn hoá đặc trưng của vùng, miền và của mỗi dân tộc khác nhau.

Chính vì vậy, lễ vật cũng như phong tục và sinh hoạt văn hoá ngày tết Đoan ngọ cũng khác nhau. Người Việt thì thường chuẩn bị rượu nếp (cơm rượu), các loại trái cây, bánh ú nếp tro, thịt vịt, xôi chè… dâng cúng tổ tiên với nguyện cầu mùa màng bội thu, sức khoẻ dồi dào. Sau đó, thực hiện tục lệ giết sâu bọ (có nơi người ta bắt kiến bỏ vào chảo cát rang nóng trên bếp than hồng). Và cả nhà quây quần ăn uống rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ “sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật...

Có nơi, vào đúng ngọ (12 giờ trưa), người dân rủ nhau đi hái lá thuốc. Bởi lẽ, họ cho rằng đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Thảo dược hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Nhất là các bệnh ngứa ngoài da, đường ruột hay cảm mạo. Nhiều người còn tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ, mua cây xương rồng đặt trong nhà để đuổi tà ma…

Thế nhưng, với người Hoa thì tết Đoan ngọ ngoài việc cúng bàn thờ gia tiên bánh ú lá tre, trước đây mỗi gia đình đều nấu canh ích mẫu với gan heo, đúng 12 giờ trưa mỗi người sẽ ăn một chén canh, ăn xong ra sân nhìn thẳng về phía mặt trời, sau đó thì tắm sông (ai không biết bơi thì gánh nước sông về nhà tắm). Quan niệm cho rằng nhìn trực tiếp vào mặt trời đúng ngọ thì mắt sẽ sáng, đầu óc minh mẫn, tắm nước sông để hấp thụ phù sa làm cho con người cứng cáp, khoẻ mạnh. Song, hiện nay tết Đoan ngọ, người Hoa chỉ đơn giản cúng và thưởng thức bánh ú lá tre mà thôi.

“Đoan Ngọ thực chất là quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm, nhưng được gắn với phong tục lễ tết truyền thống có ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng đồng và trở thành văn hoá dân gian, tồn tại cùng phát triển với đời sống xã hội. Không chỉ ở Việt Nam, hiện nay ở Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc... đều có tổ chức tết Đoan ngọ, nhưng theo phong tục của quốc gia mình”, ông Trần Cúi Hải cho biết./.

Mỹ Pha

Tags:

相关文章