欢迎来到88Point

88Point

【bènica vs】Ngăn chặn chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nhằm né thuế

时间:2025-01-12 18:40:40 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)

ngan chan chuyen loi nhuan ra nuoc ngoai nham ne thue

Hệ thống thuế của Việt Nam đã từng bước được cải cách,ănchặnchuyểnlợinhuậnranướcngoàinhằmnéthuếbènica vs hiện đại hóa. (Ảnh: Thu Hằng)

Thách thức không của riêng ai

Hiện nay, tại nhiều quốc gia nguồn ngân sách chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu từ thuế Thu nhập DN. Tuy nhiên, đã có không ít công ty (chủ yếu là công ty đa quốc gia) đang lợi dụng các khoảng trống và quy định thiếu đồng bộ trong các chính sách, quy định về thuế cố tình làm giảm lợi nhuận chịu thuế hoặc chuyển lợi nhuận sang các quốc gia, lãnh thổ có ít hoặc không có hoạt động kinh tế thực chất nhưng là nơi có mức thuế thấp hoặc miễn thuế nhằm giảm thiểu số thuế Thu nhập DN phải nộp.

Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn, Tổng cục Thuế cho biết, tận dụng những ưu đãi về thuế, nhiều DN FDI đã chọn Việt Nam là điểm đến. Sau khi kinh doanh có lãi, họ chuyển tiền trở lại các khu vực có quy định thuế Thu nhập DN thấp hoặc thuế là 0%. Trong bối cảnh các thủ tục thuế ngày càng được đơn giản hoá như hiện nay, nếu không giám sát chặt chẽ các DN FDI thì nguy cơ xảy ra BEPS tại Việt Nam là lớn.

Theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, từ năm 2015, Tổng cục Thuế đã phối hợp với chuyên gia quốc tế để rà soát sơ bộ các nội dung trong chương trình hành động BEPS. Kết quả bước đầu xác định 4 vấn đề có rủi ro cao về BEPS và cấp bách nhất của Việt Nam gồm: Chính sách cho phép hạch toán chi phí lãi tiền vay quá cao của các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam; Lạm dụng chuyển giá; Quy định hồ sơ giá chuyển nhượng; Cơ sở thường trú và lợi dụng áp dụng Hiệp định thuế.

“Tổng cục Thuế đã tiến hành rà soát các khoản vay nợ quá mức tại các công ty con của các công ty đa quốc gia có vốn FDI lớn. Từ số liệu có được, có thể thấy rủi ro thất thu thuế trên lĩnh vực khấu trừ tiền lãi vay là đáng kể nhất tiếp theo là trường hợp được miễn giảm theo Hiệp định. Về lạm dụng chuyển giá, Thông tư 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết cần được cập nhật hơn, nhất là với các vấn đề liên quan đến việc chuyển lợi nhuận phát sinh từ tài sản vô hình, đánh giá, phân bố rủi ro và việc sử dụng các đối tượng cho vay vốn cao nhưng không có hoạt động kinh doanh thực chất được lập ra tại các vùng, lãnh thổ có thuế suất thấp”, ông Đặng Ngọc Minh chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Phụng lưu ý, phải hiểu rõ về bản chất trốn thuế và tránh thuế là hai khái niệm khác nhau, hành vi khác nhau, bản chất khác nhau và do vậy cần phải có thái độ, có chế tài xử lý rõ ràng, phân biệt giữa trốn thuế và tránh thuế. Bởi tránh thuế/né thuế là việc lợi dụng các kẽ hở của luật pháp để tận dụng các lợi thế nhằm giảm nhẹ nghĩa vụ thuế “một cách hợp pháp”. Còn trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật cần phải trừng trị mạnh tay

Chủ động trao đổi thông tin, ngăn lậu thuế

Theo OECD, số thu thuế bị mất đi do BEPS ít nhất vào khoảng 100-240 tỷ USD/năm, tương đương 4-10% số thu thuế Thu nhập DN hàng năm của cả thế giới. Đối với các nước đang phát triển là những nước phụ thuộc nhiều vào nguồn thu này, tác động của BEPS là đặc biệt lớn.

Ở Việt Nam, các hành vi làm xói mòn cơ sở thu thuế và chuyển nhượng lợi nhuận ra nước ngoài thường do các công ty đa quốc gia thực hiện. Trước tình trạng đó, trong nhiều năm qua, Việt Nam cũng đã có nhiều bước tiến quan trọng trong hoàn thiện chính sách pháp luật thuế nhằm đảm bảo thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hội nhập cũng như đảm bảo nguồn thu vững chắc để phát triển đất nước.

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, kể từ hiệp định thuế đầu tiên năm 1992, đến nay Việt Nam đã ký kết 74 hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước, trong đó 66 hiệp định đã có hiệu lực. Để chủ động phòng tránh BEPS, Việt Nam đã có các biện pháp tương đối mạnh được quy định trong Thông tư 205/2013/TT-BTC về tránh đánh thuế hai lần, để làm chủ, xử lý việc lạm dụng hiệp định thuế của Việt Nam với các nước.

“Tổng cục Thuế đã thành lập ban chỉ đạo và 3 tổ công tác tập trung nghiên cứu cơ chế chính sách trong nước theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, các quy định về chuyển nhượng và hiệp định thuế, hợp tác hành chính thuế theo hiệp định thế hệ mới của OECD và UN”, ông Đặng Ngọc Minh cho hay.

Nhìn từ vụ việc “Hồ sơ Panama”, ông Nguyễn Văn Phụng cho rằng, vụ việc này đã thúc đẩy Việt Nam rà soát lại các ưu đãi thuế và xem xét chính sách phù hợp, không phù hợp mới có thể đưa ra chính sách ưu đãi cần cắt bỏ và thay đổi; Tăng cường quản lý rủi ro để chia sẻ thông tin với cơ quan Thuế các nước. “Tuy nhiên, vấn đề chính là vẫn phải nâng cao năng lực cho cán bộ công chức Thuế để giám sát được các DN trong và ngoài nước trong khi các thủ tục đang ngày càng được đơn giản hóa. Chúng ta phải tận dụng được lợi ích của các Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới để trao đổi thông tin, dữ liệu về DN đầu tư”, ông Nguyễn Văn Phụng nhấn mạnh.

Từng bước ngăn chặn BEPS cũng như các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 – 2020, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn yêu cầu: “Để tiếp nhận nguồn đầu tư mới từ nước ngoài hỗ trợ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần sửa đổi pháp luật và cơ chế quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách pháp luật thuế, nhằm khẳng định và tiếp tục duy trì Việt Nam là trọng điểm đầu tư trong khu vực đối với các công ty đa quốc gia”.

Trong thời gian tới, Tổng cục Thuế cũng như Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xác định các ưu tiên, phương hướng và lộ trình triển khai thực hiện kế hoạch hành động phòng, chống BEPS tại Việt Nam. Trong đó, có việc đánh giá lợi ích và tính khả thi đối với việc thực hiện bộ tiêu chuẩn tối thiểu của BEPS để tham gia diễn đàn hợp tác và cơ chế đàm phán đa phương về các quy định hiệp định thuế thế hệ mới, diễn đàn trao đổi thông tin, diễn đàn hợp tác xử lý tranh chấp giữa ngành thuế với các nước.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: