【tỷ lệ nhà】... Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba

时间:2025-01-11 06:04:46来源:88Point 作者:La liga

Báo Cà MauMùng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm là sự kiện trọng đại của đất nước, mọi người Việt Nam cùng ngưỡng vọng đến các Vua Hùng có công dựng nước và các bậc tiền hiền chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi.

Những ngày tháng Ba trong lòng tôi cứ chộn rộn, náo nức, muốn được trở lại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình để viếng Ðền thờ Vua Hùng. Không ngại cái nắng chói chang, từ TP Cà Mau tôi chạy một mạch theo Quốc lộ 63, khoảng 20 km thì đến nơi. Ngôi đền đã tồn tại nhiều đời nay, trở thành Di tích Lịch sử - Văn hoá của tỉnh Cà Mau. Gần đến ngày Giỗ Tổ, Ban Trị sự đền tất bật chuẩn bị những công việc cho ngày lễ trọng đại này. “Ðền thờ có khoảng 150 năm, nhưng từ khi được công nhận di tích cấp tỉnh, lễ hội có phần long trọng hơn”, các vị cao niên chia sẻ.

 Từ truyền thuyết cội nguồn dân tộc Việt Nam là con Rồng, cháu Tiên (Lạc Long Quân và Âu Cơ) và sử thuyết nước ta cũng nói về 18 đời vua Hùng Vương, về sự hình thành nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên trong lịch sử người Việt nên phong tục thờ cúng, Giỗ Tổ Hùng Vương đã hình thành hơn 2.000 năm qua. Ðến nay, cả nước có hơn 1.470 Ðền thờ Vua Hùng khắp mọi miền đất nước. Mặc dù hình thức mang ý nghĩa tâm linh nhưng tục thờ cúng Vua Hùng lại thể hiện đạo lý hướng về cội nguồn của dân tộc, mang giá trị nhân văn to lớn.

Một nghi thức trong Lễ dâng hương tại Đền thờ Vua Hùng, xã Tân Phú, huyện Thới Bình. Ảnh: PHONG PHÚ

Tương truyền rằng, các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước, chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất lãnh địa trị vì của các triều đại (mỗi triều đại là một vị vua) thực hiện những nghi thức của cư dân nông nghiệp: thờ thần Lúa, thần Nước, thần Mặt trời, cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nẩy nở, Nhân dân được no ấm… Ðể tưởng nhớ công ơn to lớn của các Vua Hùng, Nhân dân ta đã lập đền thờ tưởng niệm, lấy ngày mùng Mười tháng Ba âm lịch làm ngày Giỗ Tổ.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương có 2 phần: Phần lễ là nghi thức cúng tế được lưu truyền từ đời này sang đời khác, gồm dâng hương, văn tế, lễ vật, cầu nguyện, đánh trống, rước kiệu… Phần hội là những trò chơi dân gian, hát bội, tuồng chèo… Tuỳ theo vùng, miền, phần lễ hay phần hội có khác nhau về hình thức nhưng tựu trung vẫn là những nội dung tri ân, noi gương và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết giữ gìn đất đai, bờ cõi… Với những giá trị độc đáo và riêng có của Việt Nam, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng ở Phú Thọ là “Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại”. Ðây là di sản đầu tiên của Việt Nam được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng thờ Tổ.

Còn ở Cà Mau, theo cụ ông Trần Quang Sang, người trông coi Ðền thờ Vua Hùng ở xã Tân Phú, ngày trước đền chỉ là thảo am bằng cây lá do một người tên là Giảng, từ miền ngoài vào lập nên. Ông là người giàu có, đất điền rộng lớn (Hội đồng Giảng). Ðể tưởng nhớ quê cha, đất tổ, ông dựng miếu thờ ngay bờ kinh Bạch Ngưu mà dân làng quen gọi là “Miếu ông Vua”. Vào mùng Mười tháng Ba hằng năm, ông Giảng tổ chức cúng tế linh đình, có gánh hát, múa lân, mời cả hương chức, hội tề, địa chủ quanh vùng và Nhân dân đến dự. Bài văn tế trong lễ cúng nói lên ý nghĩa của việc thờ Vua Hùng để mọi người được biết. Sau khi ông Giảng qua đời, việc trong coi miếu được giao lại cho ông Sáu Sạn, một lão nông có uy tín ở địa phương. Ðến thời Mỹ - Diệm, đất đai nơi đây không còn quyền quản lý của con cháu ông Giảng mà trở thành tài sản của nhà thờ Công giáo. Trước tình hình này, ông Ba Cống là cha vợ của ông Trần Quang Sang, đề nghị dời miếu thờ về phần đất của ông. Sau khi ông Cống qua đời, ông Sang tiếp tục giữ gìn cho đến nay.

Lịch sử Ðền thờ Vua Hùng ở Cà Mau cũng trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng thời kỳ nào cũng được Nhân dân trân trọng, hết lòng gìn giữ, tôn tạo, xem đây là nơi để bày tỏ sự biết ơn tổ tiên, cũng là nơi gởi gắm, kỳ vọng sự an lành trong đời sống của mình.

Nhìn không gian thoáng đãng, yên bình của Ðền thờ Vua Hùng, nghe những thành viên của Ban Trị sự kể về quá trình hình thành nơi thờ tự này, tôi càng cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng của bà con nơi đây bao đời chăm lo, bảo vệ  ngôi đền như giữ gìn nguyên khí thiêng liêng của đất nước.

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non là nước non nhà ngàn năm.

Mùng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm là sự kiện trọng đại của đất nước, mọi người Việt Nam cùng ngưỡng vọng đến các Vua Hùng có công dựng nước và các bậc tiền hiền chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Ngày Giỗ Tổ còn biểu hiện  tinh thần đại đoàn kết dân tộc, triệu triệu trái tim cùng chung nhịp đập, cùng tự hào về nguồn cội Rồng Tiên. Thắp nén tâm hương trong ngày Giỗ Tổ, Nhân dân Cà Mau nguyện noi theo truyền thống dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng và cũng tự hào về vùng đất có truyền thống yêu nước, cần cù lao động, hướng tới tương lai tươi sáng, cùng đắp xây cho đất nước phồn vinh./.

Lê Ngọc

相关内容
推荐内容