Hai bạn Đặng Đỗ Quang Phước và Nguyễn Trường Nhân (ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG-TP.HCM)Phần mềm báo stress Tik là phần mềm phát hiện và cảnh báo tình trạng căng thẳng tâm lý (stress) trên thiết bị đeo tay dùng cảm biến nhịp tim của nhóm tác giả Phạm Thượng Hải,ênlàmphầnmềmtiệnínhận định trận mu đêm nay Lê Bá Triển, Võ Lâm Khánh Duy (khoa công nghệ thông tin ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM) đoạt giải nhất. Cảm biến theo dõi, xử lý và gửi về cho điện thoại thông qua Bluetooth 4.0. Điện thoại quản lý tình trạng stress, chất lượng giấc ngủ của người đeo. Sau đó phần mềm sẽ đưa lại cân bằng cho người dùng bằng những thuật toán giữa mối quan hệ, quan tâm giữa người với người. TS Trần Minh Triết (ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM), giám khảo cuộc thi, cho rằng các bạn đã ứng dụng linh hoạt các thuật toán có sẵn trên thế giới. Theo BS Phan Quốc Bảo (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM cơ sở 2), với những thông số sinh lý được ghi lại tương đối chính xác bằng các cảm biến điện tử có thể gợi ý cho người dùng đến cơ sở y tế khám chuyên sâu hơn nếu nhận được những thông số bất thường. “Với các bạn sinh viên thì đây là sản phẩm nghiên cứu bước đầu đáng khích lệ, có thể mở ra những nghiên cứu hoàn thiện hơn trong tương lai” - BS Bảo nói. Phần mềm quản lý thức ăn Đoạt giải nhì hội thi là phần mềm The Check của Đặng Đỗ Quang Phước và Nguyễn Trường Nhân (ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM). Ứng dụng giúp quản lý tình trạng bán hàng, chấm công cho nhân viên và báo cáo thu chi hằng tháng. Ngoài ra, nó còn quản lý được nguyên liệu nhập vào của nhà bếp. Nhân viên nhận đặt món từ khách không phải ghi ra giấy rồi đem xuống nhà bếp, The Check sẽ hỗ trợ việc tiếp nhận món ăn, giảm thiểu sai sót trong quá trình ghi nhận món thông qua thực đơn có sẵn ở ứng dụng. Sau khi nhân viên chọn chức năng đặt món trên máy tính bảng, dữ liệu được lưu lại trên server và gửi yêu cầu xuống cho ứng dụng trong máy tính bảng của nhà bếp. Nhân viên phục vụ bàn và nhà bếp có tương tác nhiều hơn, giúp công việc trở nên gọn nhẹ và nhanh chóng. Đầu bếp có thể xem được danh sách món cần nấu hoặc pha chế nhờ phần mềm. Hai tác giả cho chạy thử ứng dụng ở quán cà phê Phin (đường Trần Hưng Đạo, Q.1) từ ba tháng nay. “Chúng em tiếp tục sửa lỗi và phát triển ứng dụng. Sau khi hoàn thiện, sẽ tìm đầu tư từ các công ty lớn để phân phối rộng rãi ứng dụng ra thị trường” - Phước tự tin nói. Theo Tuổi trẻ Các đại gia châu Á chính thức giàu hơn các đại gia châu Âu |