Vốn là người có nhiều hoài bão,úsốccủachàngkỹsưngườiViệtởtỉnhnghèoNhậtBảpachuca – juarez thích trải nghiệm, Trần Cao Quý (Hà Nội) từ bỏ công việc ổn định, quyết tâm học tiếng Nhật để sang đất nước Mặt trời mọc làm việc theo diện kỹ sư.
Nhưng khi sang đến nơi, chàng trai 27 tuổi có cảm giác như mình “đến nhầm quốc gia”. Mọi thứ không giống như kỳ vọng vì anh từng tưởng tượng về nơi này hơi nhiều “màu hồng”.
Vượt qua những khó khăn và khác biệt văn hoá ban đầu, anh dần thích nghi với cuộc sống mới. Hiện tại, Quý đã làm việc ở Nhật Bản được 2 năm rưỡi và có ý định sẽ sống tiếp ở đây thêm một vài năm nữa.
Trần Cao Quý (27 tuổi) hiện là kỹ sư kết cấu xây dựng ở tỉnh Fukui, Nhật Bản. |
“Cú sốc” đầu tiên khi đặt chân đến Nhật Bản là nơi anh làm việc nằm ở tỉnh Fukui - một tỉnh “nghèo” gần nhất quốc gia này. “Nhật Bản có 47 tỉnh thì Fukui xếp thứ 45 về phát triển kinh tế. Tất nhiên ‘nghèo’ là khi so sánh với các tỉnh khác của Nhật Bản, chứ cơ sở hạ tầng của Fukui khá tốt”.
Tỉnh Fukui có nhiều lao động người Việt nhưng đặc điểm này với Quý có cả ưu và nhược điểm. “Lao động người Việt sang đây phần lớn là lao động chân tay. Mục tiêu của họ chủ yếu là trong 3 năm làm sao kiếm được nhiều tiền nhất có thể để mang về nước. Chính vì thế quan điểm sống và làm việc của tôi nhiều khi không ‘hợp cạ’ với mọi người nên khó kết bạn”.
Ngoài ra, có một thực tế “khá xấu hổ” là lao động người Việt đông nên tệ nạn tương đối nhiều, cụ thể là nạn ăn cắp vặt như báo chí từng đưa tin.
“Người Nhật rất lịch sự nhưng vì chuyện xảy ra nhiều quá nên đôi khi người ta hỏi vui nhưng khiến mình rất đau lòng là ‘hôm qua người Việt mày đi ăn trộm bị bắt đấy, mày có đi cùng không?’”.
Ngược lại, ở khu vực có nhiều người Việt sinh sống nên việc mua sắm thực phẩm để nấu ăn kiểu Việt khá thuận tiện. “Trong bán kính 5km quanh nhà tôi có tới 3 cửa hàng bán đồ Việt, thậm chí là có cả thịt chó”, Quý hài hước chia sẻ.
Ngoài đường sạch như trong nhà là có thật
Quang cảnh khu dân cư nơi Quý sinh sống |
Nếu được chọn ra 2 đặc điểm mà Quý ấn tượng nhất ở Nhật Bản thì đó là tính cách con người và văn hoá công cộng. “Người Nhật tỉ mỉ, chu đáo đúng như từ trước đến nay họ được ca ngợi. Chốn công cộng, đường sá, nhà vệ sinh sạch sẽ không khác gì bên trong trung tâm thương mại ở Việt Nam, thậm chí có chỗ còn sạch hơn nhà mình ở”.
Tuy nhiên, anh cho rằng những ưu điểm này kéo theo một số mặt trái mà nhiều người nước ngoài cảm thấy ngạc nhiên, thậm chí không thoải mái.
Ví dụ, tính cách tỉ mỉ và làm việc gì cũng phải theo quy trình khiến người Nhật đôi khi “dập khuôn thái quá”, theo quan điểm của anh. “Tôi nhận thấy thế hệ lớn tuổi, khoảng 60-70 tuổi, khi họ có kinh nghiệm rồi, hiểu bản chất vấn đề rồi thì cách làm việc của họ chẳng khác gì người Việt Nam. Nhưng thế hệ trẻ thì hay làm dập khuôn với cả những việc không cần thiết, ít có sáng tạo và những quyết định táo bạo. Đổi lại, kết quả công việc của họ có tính chính xác cao và hiệu quả ổn định".
Việc tôn trọng không gian công cộng cũng khiến người Nhật đặt ra những tiêu chuẩn rất cao ở nơi công cộng. “Ra đường mà nói to, rất có thể bạn sẽ bị cảnh sát tới nhắc nhở vì làm ảnh hưởng tới người khác. Hoặc trẻ con gây ầm ĩ trong nhà hàng cũng rất có nguy cơ bị mời đi ra ngoài”. Đó chính là văn hoá “sợ phiền” của người Nhật, Quý chia sẻ.
Anh cảm thấy văn hoá “sợ phiền” này của người Nhật cũng là một phần nguyên nhân khiến họ ngại yêu, ngại kết hôn.
“Họ quen sống một mình, không phiền đến ai nên việc kết hôn và chung sống, với họ, cũng là một dạng ‘gây phiền’. Tôi sống một thời gian ở đây cũng bắt đầu cảm thấy giống họ - không muốn yêu đương, kết hôn gì cả”.
Nước Nhật đôi khi bị 'lý tưởng hoá'
Quý thường dùng xe đạp để đi chợ. |
Có những nét tính cách và văn hoá mà nhiều người cho là đặc trưng của người Nhật nhưng sau 2 năm rưỡi sinh sống và làm việc ở đây, Quý cho rằng “cũng không hẳn như thế”.
Anh thừa nhận, thời điểm mới vào công ty, anh được các đồng nghiệp hướng dẫn, chỉ bảo khá nhiệt tình. “Tuy nhiên, họ chỉ dừng lại ở phạm vi công việc. Còn lại, người Nhật khá ít nói, không cởi mở và thân thiện như người Việt Nam, nói cách khác là họ lạnh lùng. Làm việc cùng một công ty nhưng rất nhiều người không biết tên nhau vì chỉ gọi nhau bằng họ. Có lẽ do văn hoá đề cao sự tự lập nên họ thường sống khép kín với thế giới của riêng mình.
Nếu như người Việt khi đã thân quen thường suồng sã, hay có cách giao tiếp tiếp xúc cơ thể thì người Nhật luôn giữ khoảng cách và tuân thủ các quy tắc lễ nghi kể cả với người quen”.
Thói quen chào hỏi cũng được người Nhật dạy dỗ cho trẻ con từ nhỏ. Ra đường, bạn có thể được những đứa trẻ chào hỏi rất lễ phép mặc dù không quen biết chúng.
Về văn hoá làm việc nổi tiếng là khắc nghiệt, Quý cho biết, ở công ty anh không có tình trạng đó. “Người Nhật chỉ làm việc 8 tiếng/ngày, thậm chí họ không thiết tha làm thêm giờ như người Việt”.
Thứ đặc trưng hơn trong văn hoá công sở Nhật Bản là văn hoá tiền bối, hậu bối và kính trọng những người có thâm niên. “Tức là dù bạn có lớn tuổi hơn nhưng nếu bạn vào doanh nghiệp sau thì cũng cần phải lễ phép và kính trọng người đi trước. Với những đồng nghiệp lớn tuổi ở công ty, người Nhật có sự phân biệt rõ ràng trên dưới, lớn bé”.
Cánh đồng lúa đang được thu hoạch bằng máy gặt ở ngay trước cửa ngôi nhà Quý sống. |
Khi được hỏi những “lầm tưởng” về đất nước Nhật Bản, Quý nói “đúng là nhiều thứ về nước Nhật và người Nhật bị lý tưởng hoá quá mức”. “Người Nhật nhìn chung là hiền lành, văn minh, tử tế. Có những tình huống nếu như ở Việt Nam là đánh nhau rồi nhưng người Nhật xử lý bình tĩnh hơn. Tuy vậy, Nhật Bản không tràn ngập ‘hoa hồng’ như nhiều người tưởng. Lao động Việt Nam sang đây vẫn bị người ta mắng nếu làm sai, nhất là những người không giỏi tiếng và không phấn đấu học tiếng”.
“Cuộc sống của nhiều gia đình bản địa cũng khó khăn, chật vật, nhất là những gia đình chỉ có vợ hoặc chồng đi làm. Bởi vì sinh hoạt phí của họ rất cao so với mức thu nhập. Cũng công việc, vị trí tương đương, nhưng nếu là ở Việt Nam thì cuộc sống thoải mái hơn rất nhiều. Chính vì thế người Nhật có đức tính tiết kiệm, thậm chí động đến cái gì phải trả tiền là họ kêu đắt”.
Sau 2,5 năm làm việc ở đất nước này, mặc dù những khó khăn vẫn còn ở phía trước, song Quý cho rằng anh đã có một khoảng thời gian trải nghiệm quý giá. “Nước Nhật giúp tôi trưởng thành hơn, sống trầm tĩnh hơn và biết học cách trau dồi nội lực bản thân cho những thử thách lớn hơn trong cuộc sống”.
Nguyễn Thảo
Ảnh: NVCC
Cuộc sống 10 năm ở châu Phi của chàng trai Bắc Ninh
Cuộc sống của người Việt ở Angola được "zoom" cận cảnh hơn qua góc nhìn của một chàng trai 27 tuổi đã sống ở đất nước này 10 năm nay.