当前位置:首页 > Cúp C1

【ket qua bong truc tuyen】Bộ Công Thương: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp lễ, hội

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm tại Cà Mau Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Đẩy mạnh hậu kiểm

Thời gian qua,ộCôngThươngĐảmbảoantoànthựcphẩmtrongdịplễhộket qua bong truc tuyen công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương. Tạo được sự chuyển biến rõ rệt, bước đầu đạt được những thành tích quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Thể chế quản lý được rà soát, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với hệ thống quốc tế và yêu cầu hội nhập.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh, sản xuất nhưng không buông lỏng quản lý an toàn thực phẩm, ngày 2/2/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn thực phẩm (thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP), quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Theo đó, Nghị định số 15 đã cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương cũng như các Bộ, ngành luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc nắm bắt thông tin, khẩn trương thống nhất phương án triển khai đáp ứng các quy định, ban hành các văn bản hướng dẫn và thực hiện hoạt động tuyên truyền, giải đáp.

Đặc biệt là trước một số sự cố gây mất an toàn thực phẩm có tính chất nghiêm trọng như ngộ độc rượu tại Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh..và các cảnh báo quốc tế về các hóa chất, phụ gia tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn, Bộ Công Thương đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế cùng các địa phương kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai ngay các hoạt động truy xuất, thu hồi và xử lý thực phẩm không an toàn; cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ thông qua trao đổi điện thoại, email công vụ cho công chức Sở Công Thương/Ban Quản lý an toàn thực phẩm trong việc xác định nguyên nhân, hướng dẫn biện pháp khắc phục tránh tái phạm..

Đơn cử như trước dịp nghỉ lễ 2/9/2022, Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn kiểm tra tại các tỉnh như: Cà Mau, Long An, Kom Tum, Thừa Thiên Huế... Cùng với đó lực lượng quản lý thị trường cũng đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm… Qua đó đã phát hiện nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm bánh trung thu có nhãn hiệu và tên nước ngoài không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ…

Ngăn chặn và phòng ngừa sản phẩm không rõ nguồn gốc

Ông Nguyễn Việt Tấn- Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương cho biết: “Thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về công tác hậu kiểm năm 2022 và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp đánh giá 6 tháng đầu năm 2022 về ATTP, Bộ Công Thương đã chủ động lập kế hoạch Hậu kiểm và giao cho các đơn vị Vụ TTTN, Tổng cục QLTT và Vụ KHCN làm đầu mối chủ trì các đoàn kiểm tra công tác hậu kiểm tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Bộ Công Thương: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp lễ, hội
Qua công tác kiểm tra, nhiều sản phẩm bánh trung thu không rõ nguồn gốc đã được cơ quan quản lý thị trường thu giữ. Ảnh: Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra các cơ sở bánh trung thu tháng 8.2022

Cũng theo ông Nguyễn Việt Tấn, qua công tác kiểm tra cho thấy ngành Công Thương ở các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện rất tốt công tác quản lý nhà nước về ATTP. Hoạt động tuyên truyền được triển khai thường xuyên và cao điểm ở các đợt như tháng hành động về ATTP, dịp lễ hội....v..v.. Bên cạnh đó, việc rà soát, hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm nhóm mặt hàng do Bộ Công Thương được phân công quản lý theo Nghị định 15 của Chính phủ cũng được thực hiện đầy đủ và kịp thời. Công tác kiểm tra, thanh tra được triển khai đúng quy định và sắp tới hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATTP sẽ tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa ở các cấp trong ngành Công Thương.

Tại thời điểm hiện tại, thị trường bánh trung thu đang bắt đầu sôi động, đây là thời gian cao điểm lưu thông các mặt hàng thực phẩm như nhân bánh, mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng... trên thị trường.

Nguy cơ các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm trà trộn rất cao. Do đó, để giảm tối thiểu tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân và đặc biệt là trẻ em; kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường… Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo Tổng cục Quản lý Thị trường, lực lượng thị trường tại các địa phương tập trung kiểm tra nguyên liệu sản xuất bánh kẹo, bánh Trung thu, các cơ sở sản xuất rượu, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, công bố chất lượng sản phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm….

Đối với công tác đảm bảo ATTP trong dịp tết Trung Thu, vừa qua với vai trò là đơn vị đầu mối trong quản lý nhà nước về ATTP, Vụ KHCN đã phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, vụ Thị trường trong nước, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tích cực triển khai các hoạt động như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức kiểm tra tập chung vào sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo, bánh trung thu nói chung và đã có nhiều vụ việc bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ được rao bán trên mạng xã hội và vận chuyển tiêu thụ trên thị trường được các lực lượng chức năng phát hiện xử lý.

“Chỉ còn vài ngày nữa là đến rằm trung thu truyền thống, chúng tôi khuyến cáo nhân dân nên lựa chọn những sản phẩm bánh Trung Thu có đầy đủ tem nhãn bằng tiếng việt ghi rõ địa chỉ cơ sở sản xuất, hạn sử dụng cũng như là các thông tin về chất lượng sản phẩm để mọi nhà đều có được các sản phẩm bánh trung thu đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng”, ông Tấn khuyến cáo.

分享到: