发布时间:2025-01-25 18:12:07 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Dưới sự điều hành sát sao của Chính phủ, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% là có thể thực hiện.
* PV: Là Trưởng nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ, ông nhận định thế nào về mặt bằng giá cả 6 tháng đầu năm và theo ông diễn biến giá cả có sát với kịch bản đã dự báo hay không?
- Ông Nguyễn Anh Tuấn:Mặt bằng giá cả thị trường trong 6 tháng đầu năm biến động theo hướng tăng tương đối cao trong 2 tháng đầu năm, giảm nhẹ trong tháng 3 và tăng trở lại trong 3 tháng tiếp theo. So với tháng trước, CPI tháng 1 tăng 0,51%, tháng 2 tăng 0,73%, tháng 3 giảm 0,27%, tháng 4 tăng 0,08%, tháng 5 tăng 0,55% và tháng 6 tăng 0,61%. Bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước.
Tôi cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm nằm trong dự báo và gần sát với kịch bản điều hành do Ban Chỉ đạo điều hành giá đề ra từ đầu năm. Trong đó, diễn biến chỉ số giá 4 tháng đầu năm phù hợp với quy luật hàng năm khi tăng cao trong thời điểm lễ, Tết và nhanh chóng giảm trở về bình thường trong thời gian sau Tết. Sang tháng 5 và tháng 6 đã xuất hiện một số yếu tố gây áp lực khá lớn lên mặt bằng giá như giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao hơn dự báo, giá lương thực tăng do nhu cầu xuất khẩu gạo tăng; giá thịt lợn có xu hướng hồi phục; giá gas liên tục tăng trong 2 tháng gần đây theo diễn biến giá thế giới.
|
Phải nhìn nhận rằng, các nhân tố gây tăng giá trong các tháng gần đây đều xuất phát từ yếu tố thị trường, trong khi về cơ bản hầu như không có yếu tố tăng giá mới xuất phát từ công tác điều hành giá của Chính phủ.
* PV: Như ông vừa phân tích, với mức tăng cao trong 2 tháng gần đây, dư luận lo ngại về mục tiêu đảm bảo kiểm soát lạm phát dưới 4% như Quốc hội đề ra?
- Ông Nguyễn Anh Tuấn: Đúng vậy, thị trường vẫn tiềm ẩn các nhân tố tác động gây bất lợi đến mục tiêu kiểm soát lạm phát xuất phát chủ yếu từ yếu tố thị trường... Đó là áp lực tăng giá một số nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới như giá xăng dầu trong thời gian gần đây. Ngoài ra, còn một số yếu tố gây sức ép lên mặt bằng giá, đó là hậu quả của thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường; giá lương thực, thực phẩm tăng; việc điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước định giá. Ngoài ra còn áp lực từ việc nâng lãi suất đồng USD sẽ ảnh hưởng nhất định tới lãi suất và tỷ giá trong nước...
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như: Trong một vài tháng tới, nhu cầu tiêu thụ trong nước đối với thực phẩm tươi sống dự báo ổn định và thường giảm vào mùa hè; giá thuốc chữa bệnh phấn đấu tiếp tục giảm theo kế hoạch đấu thầu thuốc tập trung; giá một số dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giảm từ 15/7/2018 dự kiến tác động làm giảm CPI 0,35%; giá cước kết nối thoại giữa các mạng di động giảm 20%...
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực chủ động điều hành giá cả thị trường và thực hiện các biện pháp kiểm soát lạm phát hiệu quả. Chính phủ đã thể hiện quyết tâm trong việc kiểm soát CPI bình quân dưới mức 4% như Quốc hội đã giao, để đảm bảo cân đối kinh tế và hỗ trợ cho tăng trưởng, không để xảy ra lạm phát kỳ vọng.
* PV: Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, lạm phát năm 2018 có thể đảm bảo theo mục tiêu Quốc hội đề ra, song cơ quan quản lý cần “cảnh giác” với ẩn số giá xăng dầu và cần có giải pháp quyết liệt hơn để bình ổn giá cả thị trường 6 tháng cuối năm. Ông nhận định về vấn đề này như thế nào?
- Ông Nguyễn Anh Tuấn: Chính phủ đã chỉ đạo không tăng giá điện. Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Vương Đình Huệ có Thông báo số 295/TB-BCĐĐHG ngày 30/3/2018 về điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa, điều hành giá các mặt hàng thiết yếu đã nêu ra những yêu cầu rất cấp thiết đối với từng bộ, ngành để đảm bảo kiềm chế lạm phát.
Trong đó, tiếp tục rà soát để đẩy nhanh thực hiện giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm giá (như dịch vụ y tế, thuốc chữa bệnh cho người, vật tư y tế, dịch vụ sử dụng đường bộ BOT...). Đối với các mặt hàng giá thị trường có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây như xăng dầu, lương thực, thịt lợn, cần chủ động rà soát, cân đối cung cầu, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá để bình ổn thị trường; chú trọng công tác tuyên truyền, công khai, minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng. Đối với mặt hàng Nhà nước định giá thì cần thận trọng trong điều hành, chỉ điều chỉnh nếu còn dư địa.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Tài chính tiếp tục chú trọng thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với công tác quản lý nhà nước về giá, bám sát tình hình thực tiễn và phối hợp tốt với các bộ, ngành, địa phương trong điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, chủ động phối hợp với các đơn vị như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác dự báo, xây dựng kịch bản chỉ số giá hàng tháng, quý, năm và trong dài hạn, kịp thời báo cáo Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá các biện pháp điều hành phù hợp. Tôi cho rằng, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% là có thể thực hiện..
* PV: Xin cảm ơn ông!
Trần Thắng (thực hiện)
相关文章
随便看看