【nay có bóng đá không】Tăng thu nhập từ 'lộc trời' mùa lũ
Lũ năm nay về sớm,ăngthunhậptừlộctrờimalũnay có bóng đá không người dân các huyện Hòn Đất, Giang Thành, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên thuộc vùng rốn lũ Tứ giác Long Xuyên của tỉnh Kiên Giang không chỉ phấn khởi khi nước lũ mang phù sa bồi bổ cho ruộng đồng mà còn đem lại nguồn lợi thủy sản dồi dào, góp phần cải thiện đời sống đáng kể cho người dân.
Người dân huyện Hòn Đất đánh bắt cá trong mùa lũ. Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN
Những ngày đầu tháng 10, khi mức lũ đã đạt đến đỉnh và bắt đầu rút xuống, chúng tôi có mặt tại xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất mới thấy sinh kế trong mùa lũ của người dân nơi đây. Những cánh đồng vừa xong vụ mùa Hè Thu được mở cho nước lũ tràn vào ngập đồng mênh mông mang lại nguồn lợi tôm cá dồi dào trên đồng ruộng.
Cả một vùng lũ lúc này dễ dàng bắt gặp những chiếc xuồng nhỏ gắn hai cây dài khoảng 3 - 4 m ở mũi xuồng đang từ từ tiến lên phía trước. Hỏi ra mới biết được đó là côn đẩy cá do chính người dân vùng Mỹ Hiệp Sơn sáng tạo ra. Do có những khúc cây giống chiếc côn nhị khúc mắc phía dưới được nối với hai cây dài bằng những sợi dây nên người dân gọi là côn. Trên chiếc xuồng còn có sẵn một cái nơm để chụp cá.
Ông Nguyễn Văn Hoàng ở ấp Kiên Hảo, xã Mỹ Hiệp Sơn cho biết, khi côn đẩy trúng con cá sẽ tự động chúi xuống bùn tạo thành “tim nước” hiện trên mặt nước, người đẩy côn bằng kinh nghiệm phán đoán dòng chảy của nước sẽ nhanh chóng xác định chính xác vị trí của con cá để dùng nơm chụp lấy. Ở đây, thường là cá lóc, cá trê, cá rô đồng... Một ngày rong ruổi, lặn lội đẩy côn bắt cá trên cánh đồng mênh mông nước, ông Hoàng thu được từ 500.000 đồng trở lên tùy vào đẩy nhiều hay ít.
Ngoài những chiếc xuồng đẩy côn, cả một vùng trời nước còn có những chiếc dớn người dân giăng sẵn để dụ cá vào. Khung cảnh trở nên yên bình khi những con chim đậu trên những chiếc cọc dớn (đó) xung quanh không một bóng người, trái hẳn vào buổi tối khi mọi người rủ nhau cùng đi thăm dớn, bắt cá. Cả đồng nước rộng lớn í ới tiếng gọi nhau, cười đùa vui vẻ, sóng nước vỗ ì oạp vào mạn ghe, xuồng như nỗi hân hoan của người dân vùng lũ trong mùa nước lũ.
Anh Hoàng Văn Oanh, ấp Kiên Hảo, xã Mỹ Hiệp Sơn cho biết: "Tôi thường đi thu cá ở dớn vào buổi tối, lượng cá thu về bán được khoảng 300.000 - 400.000 đồng/ngày. Nhiều gia đình đặt dớn trên diện rộng, thu nhập có thể lên tới vài triệu đồng sau mỗi đêm, với nhiều loại tôm, cá, lươn…".
Lũ về luôn là tín hiệu vui, mang đến những nguồn thu nhập “trời cho” để người dân trang trải cuộc sống và được thưởng thức thêm nhiều sản vật như: cá trê, cá lóc, cá chạch, cá rô, lươn, rùa, rắn, chuột… Hầu như gia đình nào cũng sẵn sàng bước vào mùa lũ với những dụng cụ để đánh bắt như: giăng lưới, đặt lú, lọp, dớn, nơm, câu… và ghe, xuồng thì luôn sẵn sàng.
Ở xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành, anh Trần Minh Nghĩa từ nhiều năm nay chuyên làm các dụng cụ phục vụ cho việc đánh bắt trong mùa lũ. Anh cho biết, vừa làm vụ Hè Thu, bà con vừa “ngóng” lũ về cho một mùa mưu sinh mới, có người còn đặt anh làm lọp, dớn từ rất sớm.
Người dân xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất trồng dưa leo trong mùa lũ. Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN
Từ những cánh đồng ngập nước mùa lũ, chúng tôi được ông Bằng Tiết Cương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hiệp Sơn dẫn đến những mô hình chăn nuôi, trồng màu đang nở rộ vào mùa lũ. Ông cho biết, Mỹ Hiệp Sơn là xã chịu ảnh hưởng lớn nhất của lũ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, chính quyền xã đã tạo mọi điều kiện để người dân vừa ngăn lũ, đảm bảo việc thu hoạch lúa vừa giúp đỡ cho người dân phát triển thêm các mô hình sinh kế.
Tại ấp Hiệp Hòa, hơn 10 hộ gia đình hiện áp dụng mô hình nuôi lươn, nuôi ếch thông qua chương trình tập huấn phương pháp kỹ thuật chăn nuôi do Hội Làm vườn tỉnh Kiên Giang tổ chức miễn phí. Anh Lê Văn Nôl, ấp Hiệp Hòa cho biết, sau khi tham gia chương trình tập huấn 2 - 3 ngày, anh đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi ếch và nuôi lươn.
Với mô hình nuôi lươn, anh Nôl bắt lươn có sẵn trong tự nhiên ở ngoài đồng, mang về thả vào môi trường sinh thái đã tạo sẵn cho lươn trong mỗi vuông rộng khoảng 4x5m, tùy theo quy mô nuôi. Thức ăn cũng lấy nguồn lợi từ lũ là ốc bươu vàng xay trộn với cám tổng hợp. Sau 8 tháng một vụ lươn quy mô khoảng 50 kg lươn giống là thu được, giá lươn chia làm 3 loại 1, 2, 3 lần lượt 155.000 đồng, 145.000 đồng, 100.000 đồng/kg và lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng.
Tuy vậy, theo anh Nôl, mô hình nuôi ếch dễ làm mà hiệu quả kinh tế cao hơn. Anh Nôl mua ếch giống 1.000 đồng/con với khoảng 2.000 con, sau 2 tháng cho thu hoạch với giá 42.000 đồng/kg sẽ được lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng, một năm ít nhất làm được 4 vụ ếch.
Ông Bằng Tiết Cương cho biết, việc kết hợp mô hình nuôi lươn và ếch, nhất là trong mùa lũ với nguồn lợi thức ăn sẵn có mang lại lợi nhuận đáng kể cho người dân. Khó khăn ở đây là người dân còn thiếu vốn để làm mô hình nên quy mô nuôi còn nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa ổn định. Cần có chính sách hỗ trợ vốn vay để mô hình nuôi lươn, ếch được phát triển và nhân rộng hơn nữa, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Hiện tại, chính quyền các xã nằm trên địa bàn huyện Hòn Đất, Giang Thành còn tổ chức tuyên truyền, vận động người dân luôn chuẩn bị áo phao để đảm bảo an toàn tính mạng trong quá trình mưu sinh trên sông nước, phòng lúc mưa to, giông bão. Đồng thời, phối hợp với ban giám hiệu các trường học trên địa bàn vận động học sinh trong vùng rốn lũ ra ở nhà bà con, người thân ngoài vùng lũ để phòng trường hợp bất trắc khi mưa lũ xảy ra.
Theo Hồng Đạt (TTXVN)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Chồng gặp tai nạn kinh hoàng, ngày hồi phục nói đúng 1 từ khiến vợ òa khóc
- ·Tiểu tam gửi kết quả siêu âm thai, nhờ chính thất nhắc chồng chịu trách nhiệm
- ·Cứu tài xế xe Volvo bẹp dúm ở cầu Phú Mỹ: Sợ chết lắm nhưng không thể không cứu
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Vietnam Airlines thêm chuyến bay đến Thường Châu cổ vũ U23 Việt Nam
- ·Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại khu công nghiệp
- ·Từ đêm 8/1, miền Bắc chuyển rét đậm, vùng núi rét hại
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·Dập tắt đám cháy rừng ở xã đảo Ngọc Vừng (Quảng Ninh)
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Từ 1/1/2018, Quảng Ninh sẽ thu phí tham quan Yên Tử
- ·Sợ phải chia đất, các con chồng ép mẹ kế bầu 8 tháng phải rời khỏi nhà
- ·Chàng trai 'vẽ' cờ Tổ quốc bằng chứng nhận hiến máu: Từng mặc cảm vì mất một tay
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Bạn trai kiếm trăm triệu mỗi tháng nhưng mẹ 'bất ổn', tôi có nên cưới?
- ·Chứng khoán Đại Việt bị phạt 60 triệu đồng
- ·Lưu ý cổ động viên đi Trung Quốc cổ vũ U23 Việt Nam
- ·Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- ·Điều chỉnh phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ