88Point88Point

【nhận định soi kèo mu】Nên bao bọc hay để con sống trải nghiệm?

Ảnh minh hoạ. Freepik

Chuyện của những cô bé,ênbaobọchayđểconsốngtrảinghiệnhận định soi kèo mu cậu bé 9 tuổi

Thùy Dương (9 tuổi, Hà Nội) là con gái của chị Minh Hạnh. Dương là con một nên được cha mẹ chiều chuộng. Mỗi buổi tối, sau khi làm bài tập xong, cô bé liền đi ngủ, việc soạn sách vở cho ngày hôm sau đã có mẹ lo. Buổi sáng, mẹ phải gọi năm lần bảy lượt Dương mới rời khỏi giường. Trước khi đến trường, cô bé lại được mẹ hỗ trợ lựa chọn quần áo, giày dép, đeo cặp sách…

Lo sợ con có thể gặp bất trắc, chị Hạnh không dám cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa. Vừa rồi, Dương xin mẹ cho tập xe đạp nhưng chị không đồng ý vì lo khi biết đi rồi, con tự đạp xe ra đường sẽ rất nguy hiểm.

Chị Hạnh thừa nhận do được bao bọc từ nhỏ nên con gái chị không có tính tự lập. Cô bé cũng nhút nhát, khó hòa đồng với bạn bè. Tuy nhiên, đến giờ chị vẫn chưa đủ can đảm để “buông” tay con. 

“Vợ chồng tôi mất nhiều năm chạy chữa mới có được mụn con. Nếu không bao bọc, lỡ con có chuyện gì thì chắc tôi không sống nổi”, chị nói.

Cùng độ tuổi lên 9 nhưng Maxime Nam Lebailly – con chị Trần Thị Nắng Thu (Hà Nội) lại là cậu bé có tinh thần tự giác tốt, bạo dạn và tự tin. Nam (tên ở nhà của bé) vừa cùng mẹ và anh trai tham gia chương trình xuyên đêm leo núi Ba Vì. Nằm trong đội nhỏ tuổi nhất nhưng Nam và các bạn đã xuất sắc vượt qua 12km đường đèo dốc, leo 1.300 bậc đá để lên đến đỉnh núi đầu tiên.

Chuyên gia Nguyễn Thị Lanh khuyến khích cha mẹ để con trải nghiệm, học hỏi từ cuộc sống.

Chị Nắng Thu cho biết, thay vì bao bọc, chị chọn cách cho con tham gia các chương trình trải nghiệm thực tế để con rèn luyện sức khỏe, tính tự lập.

“Chuyến leo núi đêm vừa rồi, tôi chỉ nói với con là mẹ đã đăng ký chương trình đó. Nam phải cùng anh trai bàn bạc, tìm hiểu về núi Ba Vì, lên kế hoạch chạy bộ rèn thể lực, tự chuẩn bị các đồ dùng thiết yếu cho chuyến đi. Trong hành trình leo núi, do đêm tối, mưa lạnh, đường trơn, con cũng có lúc xuống sức, kêu mỏi chân nhưng vẫn quyết tâm không bỏ cuộc”, chị kể.

Trước đó, chị Thu từng nhiều lần cho con tham gia các hoạt động từ thiện, cứu hộ động vật ở rừng Cúc Phương… Mỗi lần như vậy, chị rất hài lòng khi con có thêm những bài học và kỹ năng mới.

Cho con trải nghiệm, vấp ngã để trưởng thành 

Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh cho biết, chị Hạnh và chị Thu đại diện cho hai cách nuôi dạy con khác biệt. Một bên luôn bảo vệ con trong vòng tay mình, một bên thoải mái để con trải nghiệm cuộc sống.

Theo nữ chuyên gia, nhiều cha mẹ cho rằng việc bao bọc sẽ giúp con luôn được an toàn. Nhưng chỉ bao bọc mà không cho con trải nghiệm từ cuộc sống sẽ làm mất đi một phần quan trọng trong quá trình phát triển tự nhiên của con.

Con bị tước đi cơ hội học hỏi những bài học giá trị, không rèn luyện được những kỹ năng, phẩm chất quan trọng để tự tin bước vào đời.

Một đứa trẻ được bao bọc quá mức thường nhút nhát, tự ti, sống phụ thuộc, thiếu tính tự lập, không có trách nhiệm, không có khả năng lựa chọn, đưa ra quyết định... và sẽ rất khó thành công trong cuộc sống sau này.

Do vậy, cha mẹ cần tin tưởng vào sức mạnh và tiềm năng của con. Hãy cho phép con trải nghiệm, học hỏi từ những thử thách và sai lầm, để con hiểu rằng việc gặp khó khăn là một phần tự nhiên của quá trình phát triển. Khi con trải nghiệm các tình huống mới, con sẽ học cách đối mặt và phản ứng, từ đó phát triển các kỹ năng quan trọng như sự độc lập, khả năng ra quyết định, giải quyết vấn đề. 

“Cũng giống như trong quá trình con mới chập chững biết đi, con sẽ gặp những lần vấp ngã và khóc lóc. Nhưng từ những thất bại đó, con sẽ học được cách lấy cân bằng và điều chỉnh chính mình để tiến bước tới mục tiêu. Việc của cha mẹ là đồng hành, quan sát từng bước chân của con, cổ vũ để tiếp thêm động lực cho con”, chuyên gia Nguyễn Thị Lanh nêu ví dụ.

Nữ chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, cha mẹ cần hiểu rằng quá trình phát triển của con là một hành trình dài và không có đường tắt. Vì vậy, hãy để con trải nghiệm, học hỏi từ cuộc sống, chứ không phải bao bọc, chỉ muốn con ở nhà với mình và học tập qua sách vở. Cha mẹ nên ủng hộ, cho con được khám phá những điều mới mẻ để tăng kỹ năng sống, cho con được phát triển toàn diện, trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Hạnh phúc của ‘tiểu thư’ không có đám cưới, phải lén trao nhẫn, đeo bông tai

Hạnh phúc của ‘tiểu thư’ không có đám cưới, phải lén trao nhẫn, đeo bông tai

Vấp phải sự phản đối của gia đình chồng, cô “tiểu thư” không được tổ chức đám cưới với người mình yêu. Thậm chí việc trao nhẫn, đeo bông tai, đôi vợ chồng trẻ cũng phải giấu kín, không được để lộ với người ngoài.
赞(99845)
未经允许不得转载:>88Point » 【nhận định soi kèo mu】Nên bao bọc hay để con sống trải nghiệm?