设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > La liga > 【bóng đá truc tiếp】Những vụ phun trào núi lửa dữ dội nhất trong lịch sử 正文

【bóng đá truc tiếp】Những vụ phun trào núi lửa dữ dội nhất trong lịch sử

来源:88Point 编辑:La liga 时间:2025-01-12 05:02:17

Vừa qua,ữngvụphuntràonúilửadữdộinhấttronglịchsửbóng đá truc tiếp ngọn núi lửa Bardarbunga tại Iceland đã bất ngờ hoạt động trở lại và gây khó khăn không nhỏ cho ngành hàng không. Đây không phải là lần đầu tiên các ngọn núi lửa gây ảnh hưởng đến đời sống con người, lịch sử đã chứng kiến rất nhiều vụ phun trào dữ dội và tàn khốc hơn núi lửa Bardarbunga rất nhiều. Dưới đây là 10 vụ phun trào dữ dội nhất có chỉ số phun trào (VEI) là 6, 6+ và 7.

Những vụ phun trào có chỉ số VEI ở mức 6 tương đương với 200 triệu tấn thuốc nổ TNT, hay gấp 13.000 lần sức công phá của quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima (Nhật Bản), chỉ số VEI 6+ và 7 thậm chí còn dữ dội hơn nhiều. 

Núi lửa Huaynaputina, Peru (VEI 6)

Năm 1600, Cơn giận dữ của núi lửa Huaynaputina thuộc dãy Andes (Peru) đã chôn vùi các thành phố của Arequipa và Moquengua gần đấy, làm gần 1500 người thiệt mạng. Đồng thời, tro bụi đã bao phủ kín trong vòng bán kính 50km phía tây ngọn núi, cho đến bay giờ khu vực này vẫn bị bỏ hoang. Nghiêm trọng hơn, lần phun trào này đã làm thay đổi khí hậu toàn cầu, dẫn đến thời kì lạnh khắc nghiệt nhất trong 500 năm trở lại đó, gây ảnh hưởng lâu dài đến đời sống con người thời bấy giờ.

Cơn giận dữ của núi lửa Huaynaputina thuộc dãy Andes (Peru)

Cơn giận dữ của núi lửa Huaynaputina thuộc dãy Andes (Peru). Ảnh minh họa

Đảo núi lửa Krakatau, Indonesia (VEI 6)

Vào tháng 8 năm 1883, ngọn núi lửa Krakatau (hay Kratatao) phun trào dữ dội, đem theo một lượng lớn đá, tro và đá bọt. Dư chấn của vụ nổ đã tạo nên một cơn sóng thần cao đến 40 m, làm hơn 34,000 người thiệt mạng và tàn phá 165 ngôi làng và thành phố gần đó, cách đó hàng nghìn km người dân vẫn có thể cảm thấy chấn động của lần phun trào này. Cùng lúc đó hòn đảo chứa núi Krakatau cũng bị nhấn chìm xuống đáy đại dương để rồi đến tháng 12 năm 1927 một “Krakatau con” đã xuất hiện ở đúng vị trí của đảo núi lửa Krakatau trước kia. 

Núi lửa Krakatau phun trào dữ dội

Núi lửa Krakatau phun trào dữ dội. Ảnh minh họa

Núi lửa Santa Maria, Guatemala (VEI 6)

Lần thức giấc của núi lửa Santa Maria vào năm 1902 sau 500 năm ngủ yên, là một trong những vụ phun trào dữ dội nhất của thế kỉ XX, gây thiệt hại nghiêm trọng tại vùng tây nam Guatemala và tạo thêm một miệng núi lửa ở sườn núi. Ngọn núi lửa này thuộc dãy núi lửa Sierra Madre, nằm dọc vùng đồng bằng ven Thái Bình Dương của Guatemala, và vẫn tiếp tục hoạt động sau lần phun trào này. 

Núi lửa Santa Maria thức giấc sau 500 năm ngủ yên

Núi lửa Santa Maria thức giấc sau 500 năm ngủ yên. Ảnh minh họa

Núi lửa Novarupta, Alaska Peninsula (VEI 6)

Núi lửa Novarupta thuộc dãy núi lửa tại Alaska Peninsula, một phần của Vành đai lửa Thái Bình Dương. Đợt phun trào vào tháng 6 năm 1912 được coi là dữ dội nhất trong thế kỉ XX, dung nham của miệng núi lửa này phủ kín khu vực rộng 12.5 km2 và vùi lấp 7800 km2 trong lớp bụi dày hơn 30cm. 

Núi lửa Novarupta nằm trong Vành đai lửa Thái Bình Dương.

Núi lửa Novarupta nằm trong Vành đai lửa Thái Bình Dương. Ảnh minh họa

Núi Pinatubo, Luzon, Philippines (VEI 6)

Pinatubo vốn được xem là ngọn núi yên bình nằm trên đảo Luzon, Philippines, nhưng cho đến tháng 6 năm 1991 người ta đã được chứng kiến “cơn thịnh nộ” của ngọn núi hiền hòa này. Một cột bụi khói cao tới 35km rộng 1.100 km mang theo 5 km3 đất đá cùng dòng nham thạch phun ra từ miệng núi lửa đã nhấn chìm các khu vực xung quanh. Thêm vào đó, khí lưu huỳnh điôxit và các phần tử khác do ngọn núi thải ra trong quá trình phun trào đã bị cuốn theo các luồng gió và lan tràn khắp nơi, khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 0.5 độ C trong những năm 1992-1993.

cơn thịnh nộ của núi lửa Pinatubo, đảo Luzon, Philippines

Cơn thịnh nộ của núi lửa Pinatubo, đảo Luzon, Philippines. Ảnh minh họa

Đảo núi lửa Ambrym, Cộng Hòa Vanuatu (VEI 6+)

Hòn đảo núi lửa có diện tích 665 km2 thuộc nước Cộng Hòa Vanuatu, nằm ở vùng Nam Thái BÌnh Dương. Lần phun trào của đảo núi lửa này vào năm 50 công nguyên được coi là một trong những vụ phun trào ấn tượng nhất trong lịch sử, thổi tung một đợt sóng tro bụi nóng tràn xuống chân núi và tạo ra một miệng núi lửa rộng 12 km. Hòn đảo núi lửa này là một trong những núi lửa hoạt động tích cực nhất thế giới. 

Một trong những vụ phun trào ấn tượng nhất trong lịch sử

Một trong những vụ phun trào ấn tượng nhất trong lịch sử. Ảnh minh họa

Núi lửa Ilopango, El Salvador (VEI 6+)

Ngọn núi lửa nằm cách thành phố San Salvador – thủ đô của El Salvador này đã trải qua hai lần phun trào. Lần đầu tiên vào năm 450 công nguyên đã phủ kín khu vực trung tâm và phía tây El Salvador bằng tro và đá bọt, đồng thời phá hủy hoàn toàn nhiều thành phố của người Mayan khiến người dân ở những khu vực này phải di dời đi chỗ khác. Một hồ miệng núi lửa đã hình thành bên trong miệng núi lửa này và được xếp vào một trong những hồ lớn nhất của El Salvador.

Hồ miệng núi lửa bên trong miệng núi lửa Ilopango

Hồ miệng núi lửa bên trong miệng núi lửa Ilopango. Ảnh minh họa

Núi Thera, Đảo Santorini, Hi lạp (VEI 7)

Khoảng 3.500 năm trước, một thảm họa làm rung chuyển Địa Trung Hải. Ngọn núi lửa trên đảo Thera (sau này được gọi là đảo Santorini thuộc Hy Lạp) phun trào với sức mạnh gấp 4-5 lần so với vụ phun trào năm 1883 của núi lửa Krakatoa, trạo ra một hố lớn trên đảo Aegean và những đợt sóng khổng lồ trên đại dương. Các nhà khảo cổ tin rằng nền văn minh Minoan trên đảo Thera có lẽ đã bị hủy diệt sau khi các đám tro bụi khổng lồ bao bọc các thành phố và sóng thần nhấn chìm các đội tàu biển của họ.

Hõm chảo núi lửa hình thành sau vụ phun trào của nùi Thera

Hõm chảo núi lửa hình thành sau vụ phun trào của nùi Thera. Ảnh minh họa

Núi lửa Trường Bạch, biên giới Trung Quốc-Triều Tiên (VEI 7)

Vào năm 1000 công nguyên, ngọn núi lửa Trường Bạch hay còn gọi là núi Baitoushan đã phun trào dòng nham thạch chảy đến tận phía Nam Nhật Bản, khoảng cách này được ước tính vào khoảng 1200 km, đồng tạo ra một miệng núi lửa rộng khoảng 4.5 km và sâu khoảng 1km. Ngày này miệng núi lửa này đã trở thành hồ miệng núi lửa Thiên Trì, một cảnh quan kì ảo, đẹp như tranh vẽ. 

Hồ Thiên Trì trong miệng núi lửa Trường Bạch

Hồ Thiên Trì trong miệng núi lửa Trường Bạch. Ảnh minh họa

Núi lửa Tambora, đảo Sumbawa, Indonesia (VEI 7)

Núi lửa Tambora tọa lạc tại hòn đảo Sumbawa của Indonesia, nằm trong phạm vi vành đai lửa Thái Bình Dương. Vụ phun trào của núi lửa này vào năm 1815 được coi là vụ phun trào núi lửa có sức phá hủy mạnh nhất trong lịch sử, làm chết ít nhất gần 92.000 người, trong đó 50.000 đến 80.000 người chết vì đói và bệnh tật. Đồng thời, tác động đến khí hậu trái đất trên phạm vi toàn cầu. Khoảng 10o km3 tro bụi từ vụ phun trào này gây ảnh hưởng đến cả những hòn đảo ở rất xa và tạo ra hiện tượng “năm không có mùa hè” vào năm 1816. 

Núi lửa Tambora tọa lạc tại hòn đảo Sumbawa

Núi lửa Tambora tọa lạc tại hòn đảo Sumbawa. Ảnh minh họa

 

 Đinh Ly

 

热门文章

0.4902s , 7602.96875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【bóng đá truc tiếp】Những vụ phun trào núi lửa dữ dội nhất trong lịch sử,88Point  

sitemap

Top