发布时间:2025-01-10 18:55:13 来源:88Point 作者:Cúp C1
Thiếu hụt nhân lực để phục hồi và phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam | |
Cơ hội bố trí,ếtSinhnguyênThứtrưởngBộKếhoạchvàĐầutưĐịnhhìnhkhônggianpháttriểnquốbang xêp hang bong đa anh sắp xếp lại không gian phát triển của quốc gia |
TS Cao Viết Sinh |
Ông đánh giá như thế nào về dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Đây là lần đầu tiên đất nước ta xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia đến năm 2030 và tầm đến năm 2050, là một nỗ lực lớn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan liên quan, các viện nghiên cứu, cũng như các nhà khoa học từ Trung ương đến địa phương. Nội dung dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Phương pháp lập quy hoạch đã bảo đảm tiếp cận từ tiềm năng lợi thế, từ cân đối tổng thể, có tính liên ngành, liên vùng, có tham gia nhiều bên, theo nguyên tắc thị trường và nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế và tính đến các xu thế hội nhập quốc tế.
Hồ sơ lập và lấy ý kiến về Quy hoạch tổng thể quốc gia trong báo cáo cơ bản đầy đủ theo quy định của Luật Quy hoạch. Quy hoạch tổng thể quốc gia đã được các bộ, ngành ở Trung ương cho ý kiến, đã lấy ý kiến tham vấn của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ bản được Ban soạn thảo tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý Quy hoạch tổng thể quốc gia.
Cấu trúc Báo cáo quy hoạch tổng thể quốc gia đã thể hiện được đầy đủ nội dung theo yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cần phải có trong một bản quy hoạch. Các số liệu, dữ liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá trong báo cáo quy hoạch tổng thể quốc gia tương đối đầy đủ, chi tiết, có cập nhập đến thời gian gần nhất; các tài liệu dẫn chứng, trích dẫn khá phong phú, kể cả kinh nghiệm nước ngoài về xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia… làm cơ sở cho việc đề xuất các phương hướng phát triển và các giải pháp thực hiện trong thời kỳ quy hoạch.
Tôi đồng tình với quan điểm phát triển và tổ chức không gian phát triển đất nước được nêu trong dự thảo Quy hoạch. Tuy nhiên, theo tôi cần điều chỉnh một số chỉ tiêu trong dự thảo để đạt được mục tiêu là nước thu nhập cao vào năm 2045 như tầm nhìn Đại hội Đảng XIII đã đề ra.
Vậy, chúng ta cần điều chỉnh các chỉ tiêu cụ thể như thế nào, thưa ông?
Theo tôi cần điều chỉnh một số chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7%/năm giai đoạn 2021-2030, trong đó vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng tăng 8-8,5% (thay vì vùng Đồng bằng sông Hồng tăng 7,5-8%). Bởi giai đoạn 2011-2020, vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển khá khởi sắc, tăng trưởng cao, đạt 7,21%/năm, cao hơn nhiều so với vùng Đông Nam Bộ (5,39%/năm), do vậy, có thể đưa tăng trưởng vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn so với dự thảo, có thể là 8-8,5%/năm như vùng Đông Nam Bộ.
Còn ở vùng Đông Nam Bộ tuy giai đoạn 2011-2020 đạt thấp do ảnh hưởng dịch Covid-19 và khai thác dầu khí giảm, nhưng qua tổng kết các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đều cho thấy các địa phương có mức phấn đấu rất cao cho 10 năm tới như: Bình Dương giai đoạn 2021-2030 dự kiến tăng 8,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 7,7%; Đồng Nai tăng 8-9%; TPHCM tăng trưởng 8%...
Về tăng trưởng GDP/người đến năm 2030, thực tế 30 năm qua (1990-2020), ngưỡng thu nhập cao của thế giới tăng gấp 1,65 lần, từ 7.689 USD vào năm 1990 lên 12.536 USD vào năm 2020. Nếu trong vòng 30 năm tới (vào năm 2050), ngưỡng thu nhập cao của thể giới tăng như giai đoạn 30 năm trước, tăng khoảng 1,7 lần thì ngưỡng thu nhập cao của thế giới vào năm 2050 sẽ là 21.300 USD (nếu kinh tế thế giới tăng nhanh thì ngưỡng thu nhập cao sẽ vào khoảng 23.000 - 25.000 USD).
Vì vậy, đến năm 2030, GDP/người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD, trong đó vùng Đông Nam Bộ đạt khoảng 14.500 USD, vùng Đồng bằng sông Hồng đạt khoảng 13.400 USD (vùng Đông Nam Bộ tăng thêm 500 USD, vùng Đồng bằng sông Hồng tăng thêm 400 USD cho phù hợp với tỷ giá giữa các vùng).
Hoạch định lại không gian phát triển quốc gia, xây dựng bộ khung hạ tầng quốc gia hay các cực tăng trưởng, hành lang kinh tế…, thì mục tiêu cuối cùng vẫn là để làm sao hiện thực hóa khát vọng của đất nước. Đó là đến năm 2030 là nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao và đến năm 2050 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Với phương án tăng trưởng trong giai 2031-2050 như trên, GDP bình quân đầu người của nước ta (27.000-32.000 USD) sẽ bước vào nhóm nước thu nhập cao vào năm 2045 như tầm nhìn Đại hội Đảng XIII đã đề ra. Nếu ngược lại, chọn mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2031-2050 thấp hơn sẽ rất khó đạt được mục tiêu đề ra. Do đó, phương án tăng trưởng GDP giai đoạn 2031-2050 từ 6,5% đến 7,5% là phù hợp.
Một trong những vấn đề cốt lõi được nhắc đến trong bản dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đó là quy hoạch về kết cấu hạ tầng, theo ông quy hoạch này đã phù hợp chưa?
Việc đầu tư kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ hiện đại trong giai đoạn 2021-2030 sẽ tạo nền tảng tốt cho tăng trưởng cho giai đoạn sau, nhất là giai đoạn 2031-2040 có thể tăng trưởng 7-8% và giai đoạn 2041-2050 có thể tiếp tục tăng trưởng 6-7%.
Báo cáo dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia đề xuất 2 hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và 8 hành lang kinh tế Đông - Tây là phù hợp. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ nay đến măn 2030, cần ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển một số đoạn hành lang kinh tế Bắc - Nam dựa theo đường cao tốc Bắc - Nam, kết hợp với đường ven biển và ưu tiên trước 3 hành lang kinh tế Đông -Tây là: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gắn với hành lang Côn Minh; hành lang kinh tế Mộc Bài - TPHCM - Vũng Tàu gắn với hành lang kinh tế xuyến Á; hành lang kinh tế Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng gắn với hành lang kinh tế Đông - Tây thuộc tiểu vùng Mê Kông mở rộng.
Mặt khác, cũng không phải tập trung phát triển toàn tuyến mà lựa chọn những hành lang có chức năng kết nối các khu công nghiệp, các khu kinh tế với các khu đô thị hiện đại… hình thành hành lang công nghiệp - đô thị để phát huy hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
相关文章
随便看看