Những thông tin gần đây trên báo chí cho hay,ìnhhìnhBiểnĐôngngàyIndonesiađiềutrựcthăngbảovệđảokhỏithamvọngcủaTrungQuốsố liệu thống kê về frosinone gặp fiorentina giới phân tích tin rằng với việc triển khai các trực thăng tấn công AH-64 tới quần đảo Natuna (cách khu vực tranh chấp Biển Đông khoảng 200km), Indonesia đã trở thành một đối thủ tiềm năng mới của Trung Quốc ở vùng biển này. Được biết sau cuộc diễu binh nhân kỷ niệm 69 năm thành lập các lực lượng vũ trang Indonesia, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã ra quyết định nói trên trước khi rời nhiệm sở vào cuối tháng này. Trong suốt thời gian qua, Indonesia không đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng coi quần đảo Natuna có thể là một "điểm nóng" vì khoảng cách khá gần các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và thực tế rằng, một bản đồ Trung Quốc xuất bản năm 1993 tuyên bố quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc. Tình hình Biển Đông ngày 16/10: Indonesia tăng cường sức mạnh quân sự trên quần đảo Natuna. Ảnh minh họaCuối tháng 9 vừa qua, phát biểu trong một diễn đàn an ninh hàng hải, Phó Đô đốc Desi Albert Mamahit - người đứng đầu Cơ quan phối hợp an ninh biển và là chủ nhiệm khoa trường Đại học Quốc phòng Indonesia – đã thẳng thắn cho rằng vùng biển bao quanh nhiều hòn đảo của Indonesia (chỉ Biển Đông) đang thực sự gặp nguy hiểm trước sự hiện diện theo chiều hướng ngày một xâm lấn của Trung Quốc. Đồng thời, ông Desi khẳng định đây rõ ràng là một mối đe doạ thực sự cho Indonesia và do đó, quốc đảo Indonesia cần phải chuẩn bị trước những động thái mà Trung Quốc có thể thực hiện nhằm mở rộng hơn nữa yêu sách chủ quyền. Trong khi đó, tờ báo hàng đầu Indonesia Jakarta Post nhấn mạnh, vùng biển xung quanh quần đảo Natuna ở phần phía nam của eo biển Malacca trên lý thuyết hiện giờ chưa thuộc vùng lãnh hải mà Trung Quốc đòi chủ quyền nhưng Bắc Kinh cũng không làm rõ lập trường của họ về vùng đặc quyền kinh tế. Hơn nữa, eo biển Malacca được thừa nhận là một vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt cho việc giám sát các hoạt động quân sự ở Biển Đông. Tình hình Biển Đông ngày 16/10: Ủy ban Châu Âu phản đối các hành động đe dọa hòa bình trên biển Đông. Ảnh VGPCũng trong thời gian này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Manuel Barroso. Trong cuộc hội đàm này, bên cạnh các vấn đề song phương, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch EC cũng trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên cùng nhấn mạnh sự cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Chủ tịch EC khẳng định lại lập trường của EU ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; kêu gọi các bên liên quan không tiến hành các hành động đơn phương gây phương hại cho hòa bình, ổn định ở khu vực, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm đạt được bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Minh Thùy (tổng hợp từ Vietnamnet, Giáo Dục) Tình hình Biển Đông ngày 11/10: Học giả Trung Quốc buộc tội Mỹ làm loạn ở biển Đông |