当前位置:首页 > Cúp C1

【cách chơi lô đề miền nam】Đại biểu Quốc hội: Lo điểm nghẽn đầu tư công làm chậm đà phục hồi kinh tế

Thủ tướng chỉ thị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài năm 2022
Đẩy mạnh phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
Đầu tư công sẽ tiếp tục là “trụ đỡ” của phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. 	Ảnh: N.Thanh
Đầu tư công là lĩnh vực rất quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế. Ảnh: N.Thanh

Lo điểm nghẽn từ đầu tư công

Theo đó, nhận xét về những mặt tích cực, bà Đỗ Thị Lan, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh cho biết, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy khôi phục kinh tế, triển khai tốt các giải pháp về tài khóa, tiền tệ… Cùng với đó, công tác xử lý 12 dự án yếu kém, công tác rà soát các dự án luật… cũng đã có sự quyết tâm để cải thiện.

Tương tự, ông Lê Kim Toàn, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định cũng bày tỏ sự vui mừng khi kết quả đạt được sau 9 tháng và dự báo cả năm tăng trưởng ở mức cao, vượt kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó kinh tế vĩ mô ổn định, các trụ cột đều có tăng trưởng.

Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội đã nêu lên một số băn khăn, trong đó nổi lên là câu chuyện về giải ngân vốn đầu tư công còn chậm trễ. Theo bà Đỗ Thị Lan, giải ngân vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển của 3 chương trình mục tiêu quốc gia, kể cả một số chính sách hỗ trợ nền kinh tế cũng còn chậm, nên cần được chỉ rõ nguyên nhân và có giải pháp để quan tâm tháo gỡ.

Vị này cũng nêu lên bất cập, nhiều văn bản hướng dẫn về giải ngân vốn còn chậm. Bà Lan đề xuất việc xây dựng tiêu chí phân bổ vốn cho địa phương, xây dựng mức trần hoặc có hướng dẫn cụ thể để các địa phương căn cứ thực hiện, nếu không mỗi địa phương lại có cách làm khác nhau, chậm tiến độ.

Cũng về vấn đề này, đại biểu Dương Khắc Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông cho rằng, đầu tư công vẫn tiếp tục là điểm nghẽn, trong khi đầu tư công được xem là một nguồn lực quan trọng và cần thiết, nhất là trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch hiện nay. Do đó, đại biểu Dương Khắc Mai kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề ra những giải pháp căn cơ cho vấn đề này.

Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng nêu một số vướng mắc liên quan đến đầu tư và đấu thầu trong ngành y tế. Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Dương cho hay, tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế ở các cơ sở y tế công lập đang ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh, nhưng vấn đề đấu thầu còn bất cập. Bởi hiện nay, phương thức đấu thầu là lựa chọn gói thầu rẻ nhất, nhưng giá rẻ nhất lại không có chất lượng như mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Đại biểu Nguyễn Văn Dương kiến nghị cần có đặc thù riêng trong đấu thầu của ngành y tế.

Các đại biểu Quốc hội nêu ý kiến cần có giải pháp để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: H.Dịu
Các đại biểu Quốc hội nêu ý kiến cần có giải pháp để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: H.Dịu

Cần tái cấu trúc mạnh mẽ thị trường tài chính

Trong các phiên thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu Quốc hội đều đồng tình cho rằng, thời gian tới Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội khi xung đột Nga - Ukraine tiếp tục kéo dài, tình hình lạm phát gia tăng tại nhiều quốc gia. Đặc biệt, vấn đề tăng lãi suất đồng USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tác động đến hệ thống tiền tệ của thế giới, cũng như biến động tỷ giá với các đồng ngoại tệ. Điều này sẽ dẫn đến sự suy giảm của kinh tế toàn cầu, Việt Nam khó tránh khỏi ảnh hưởng.

Ông Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội đoàn TPHCM cho rằng, với tình hình như bên ngoài hiện nay, chúng ta sẽ gặp nhiều thách thức trong việc điều hành chính sách tiền tệ, vì vậy cần quyết liệt hơn trong việc điều hành nền kinh tế vĩ mô trong thời gian tới. Do đó, theo ông Ngân, Chính phủ có giải pháp tái cấu trúc mạnh mẽ thị trường tài chính, thị trường bất động sản.

Đối với trái phiếu doanh nghiệp, ông Trần Hoàng Ngân đánh giá đây là kênh huy động vốn rất tốt cho doanh nghiệp trong trung và dài hạn, tuy nhiên cần hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế rõ ràng, minh bạch để tăng tính hiệu quả, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Ông cũng kiến nghị tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp; đồng thời phải tăng cường xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém để tạo ra hệ thống an ninh tiền tệ chặt chẽ và hiệu quả.

Đánh giá về vấn đề này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, mặc dù đã đạt được kết quả tốt nhưng Chính phủ, các bộ, ngành cần quan tâm vấn đề giải ngân vốn đầu tư công chậm và việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng rất chậm. Ngoài ra, công tác hỗ trợ cho doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề, lãi suất của các ngân hàng ghi nhận ở mức cao, thậm chí có những gói vay lên đến 15%/năm. Thị trường chứng khoán rất ảm đạm…

Do đó, ông Bùi Văn Cường đề nghị, đây là những câu chuyện chúng ta cần quan tâm để bảo đảm vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng.

分享到: