【kết quả jeju united】Thị trường tài chính toàn cầu đầy bấp bênh
OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng cầu dầu toàn cầu năm 2023 và 2024 Việt Nam chung tay xây dựng lòng tin và thúc đẩy đoàn kết toàn cầu |
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức 3% |
Các nhân tố địa chính trị của ba vấn đề là Nga, quan hệ giữa các cường quốc và hiện giờ là Trung Đông, hệ quả từ các cuộc xung đột khu vực gây ra những làn sóng chấn động ngắn hạn tại các thị trường hàng hóa. Về lâu dài, chúng đã đảo ngược các mô hình thương mại và làm “hạ màn” tự do hóa thương mại toàn cầu sau gần 3 thập kỷ, nguy cơ dẫn đến một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Chỉ riêng điều đó cũng đủ để làm chậm tốc độ tăng trưởng và đẩy giá cả lên cao. Bên cạnh đó, những yếu tố thậm chí còn lớn hơn đang lan rộng khắp hệ thống tài chính toàn cầu. Trong hơn 3 thập kỷ, lãi suất đã giảm. Đó là một xu hướng thúc đẩy các mô hình đầu tư, gửi tiền mặt sẵn có đến các địa điểm có rủi ro ngày càng cao hơn. Điều đó giờ đã kết thúc với mức tăng lãi suất nhanh nhất trong thời hiện đại. Kỷ nguyên của tiền cực rẻ đã đột ngột kết thúc dẫn đến tổn thất lớn trên thị trường trái phiếu toàn cầu; diễn biến tồi tệ nhất trong gần 400 năm. Thêm vào đó là nhận thức rằng hệ thống năng lượng cần được đại tu toàn diện và lượng khí thải từ mọi hình thức công nghiệp cần phải giảm nếu hành tinh này muốn tồn tại.
Trong thời điểm biến động, rủi ro gia tăng, có một chỉ báo hoảng loạn ở Phố Wall. Đó là một chỉ số biến động được gọi là VIX. Mặc dù VIX không ở gần mức của Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay các đợt đóng cửa năm 2020 đi kèm với sự bùng phát của đại dịch Covid-19, chỉ số này đã tăng lên trong những tuần gần đây.
Các nhà phân tích cho rằng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, giá năng lượng tăng vọt, nhưng kể từ đó giá đã giảm. Mặc dù điều đó là đúng, nhưng giá dầu tăng vọt đi kèm với cuộc xung đột tại Ukraine là một trong những “chất xúc tác” dẫn đến sự gia tăng lạm phát nghiêm trọng mà đến nay vẫn chưa được khắc phục. Với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vốn ảm đạm, tất nhiên một đợt tăng đột biến lớn khác sẽ không được chào đón.
Ngay cả trước thảm kịch Trung Đông, sự thay đổi đột ngột về lãi suất đã bắt đầu bộc lộ những vấn đề nghiêm trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Như một cựu Giám đốc JP Morgan đã lưu ý đây là thời điểm nguy hiểm nhất mà thế giới từng chứng kiến trong nhiều thập kỷ.