88Point88Point

【keo chap 1/4】Người CCB hết lòng vì việc nước, việc nhà

BP - Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Hợi ở ấp 1,ng vkeo chap 1/4 xã Tiến Thành (Đồng Xoài) có hơn 9 năm chiến đấu trên vùng đất Bình Phước trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước (từ cuối năm 1965 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng). Ông sinh năm 1945 tại xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, nhập ngũ tháng 4-1965. Sau 3 tháng huấn luyện tại đèo Khế, Vĩnh Phúc, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Hợi lên xe lửa từ ga Trung Giã (Vĩnh Phúc) đến ga Đò Lèn (Thanh Hóa), bắt đầu cuộc hành quân bộ gần 6 tháng qua đất bạn Lào, Campuchia, rồi được biên chế vào C12, D3, E141, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4.

Đây là giai đoạn Mỹ - ngụy mở các cuộc phản công mùa khô 1965-1966 nên chiến trường miền Đông Nam bộ rất ác liệt. Củng cố lực lượng tại Bù Gia Mập, đơn vị ông tham gia chiến đấu khắp các mặt trận Bù Đăng, Phước Long, Bù Đốp, Lộc Ninh. Cuối năm 1966, trong một trận chiến cam go tại Bù Đăng, quân ta thắng lớn, ông cùng đồng đội thu được nhiều vũ khí, chiến lợi phẩm của Mỹ - ngụy. Đặc biệt, sau trận này ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngay ngày tết Dương lịch 1-1-1967. Những năm 1968-1970, đơn vị ông liên tục di chuyển qua rất nhiều địa điểm xung yếu chiến lược tại Campuchia như Kompongthom, Kompongcham, Cà Chay, Mi Mốt... nhằm phá vỡ vòng vây địch ngăn chặn quân chi viện của ta qua ngả nước bạn vào chiến trường miền Đông Nam bộ.

Hằng ngày, cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Văn Hợi (72 tuổi) luôn hết lòng chăm sóc mẹ vợ chu đáo

Ông kể, trong đời quân ngũ của ông, trận chiến đấu ác liệt nhất mà ông không bao giờ quên đó là trận đánh tại Tàu Ô - Sóc Ruộng (Hớn Quản) năm 1972, trong chiến dịch Nguyễn Huệ. Với chức vụ Thượng úy, Chính trị viên Tiểu đoàn 3, Sư đoàn 7, trong 3 tháng 10 ngày cắm chốt tại đây, ông cùng đồng đội đã chiến đấu anh dũng, phối hợp các đơn vị khác tổ chức nhiều trận đánh khiến địch bị thiệt hại nặng nề, phải rút chạy.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông được điều động ra phía Bắc sung vào Sư đoàn 433, Quân khu 3, với nhiệm vụ tuyển quân, huấn luyện, bổ sung quân chi viện giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pot. Năm 1986, ông giải ngũ về địa phương sản xuất với quân hàm thiếu tá.

Trở về đời thường sau 21 năm quân ngũ, ông mang trong người nhiều vết thương, với hơn 10 lần phẫu thuật, hiện vẫn còn miểng, bom bi lặn dưới da. Với thành tích cống hiến cho cách mạng, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất và nhiều huân, huy chương khác.

Năm 1998, đồng đội cũ của CCB Nguyễn Văn Hợi nhớ đến người thủ trưởng xưa, tha thiết động viên và ông đã vào lập nghiệp tại xã Tiến Thành (Đồng Xoài) cho đến nay. Gia đình gồm 6 người, trong đó có mẹ vợ là mẹ liệt sĩ (sinh năm 1920) ở cùng vợ chồng ông từ những ngày ông bắt đầu làm rể. Những tháng năm đầu thật sự khó khăn trên vùng đất mới, song với phẩm chất bộ đội Cụ Hồ đã giúp ông vượt qua. Ông nhiệt huyết tham gia công tác xã hội, làm Bí thư Chi bộ ấp 1 từ năm 2003-2009; rồi nhiều năm liền kiêm xóm trưởng. Tại Đại hội Chi bộ ấp 1B nhiệm kỳ 2017-2020, ông được tín nhiệm bầu làm Bí thư. Ông đang cùng cấp ủy chi bộ nỗ lực vận động sức dân để xây dựng nhà văn hóa ấp 1B, góp phần đưa xã Tiến Thành về đích nông thôn mới trong năm 2017.

Chia tay tôi, đảng viên 50 năm tuổi đảng, thương binh hạng 4/4 Nguyễn Văn Hợi phân trần, thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách gặp khó khăn, ông đã sửa chữa, nâng cấp 2 gian nhà ở cho mẹ vợ là bà Trần Thị Huyền hết 45 triệu đồng. Thế nhưng qua nhiều lần liên hệ các cơ quan chức năng, đến nay vẫn chưa được giải quyết, mặc dù Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã đã xuống khảo sát để lập hồ sơ từ đầu năm 2016.

Thanh Vũ

赞(5)
未经允许不得转载:>88Point » 【keo chap 1/4】Người CCB hết lòng vì việc nước, việc nhà