当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả bóng đá hồi tối】Bài giải môn tiếng Anh, Sinh, Sử 正文

【kết quả bóng đá hồi tối】Bài giải môn tiếng Anh, Sinh, Sử

来源:88Point   作者:Cúp C2   时间:2025-01-12 21:52:49

Mời bạn đọc bấm vào các link phía dưới để xem đề thi và bài giải các môn: tiếng Anh,ảimocircntiếngAnhSinhSửkết quả bóng đá hồi tối sinh, sử trong buổi thi chiều nay. Sáng mai (9-7), TTO sẽ cập nhật nhanh bài giải các môn thi cuối cùng, mời bạn đọc đón xem.

Thí sinh thi khối D1 ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) tại hội đồng thi trường THPT Trưng Vương, Quận 1, TP.HCM chiều 9-7 - Ảnh : Minh Đức

Tiếng Anh: thách thức đối với thí sinh

>> Đề tiếng Anh khối D
>> Bài giải tiếng Anh khối D

Theo cô Hồ Thị Mỹ Vân, tổ trưởng tổ Anh văn, Trường trung học thực hành, ĐH Sư phạm TP.HCM, đề tiếng Anh khối D năm nay có nhiều câu khá cơ bản như câu hỏi về phần từ vựng, ngữ pháp…Ngay cả bài đọc cũng không đến nỗi khó vì cho ra chủ đề về công nghệ, toàn cầu hóa. Chỉ có một bất ngờ nho nhỏ là phần ngữ âm năm nay cho ra cả phần âm và dấu nhấn (trong khi những năm trước chỉ hỏi về dấu nhấn).

Nhìn chung, các dạng thức câu hỏi của đề thi không nằm ngoài dự đoán của thí sinh khối D, độ dài của đề cũng vừa phải, nếu các em học bài nghiêm túc thì sẽ dễ dàng đạt 7,5 - 8 điểm. Mặc dù vậy nhưng đề thi này vẫn có độ phân hóa giữa thí sinh khá và thí sinh xuất sắc (phải thực sự giỏi thì mới được 10 điểm), khá phù hợp với một kỳ thi tuyển sinh.

Trong khi đó, giáo viên Lê Việt Ánh (Trường THPT Vĩnh Viễn - TP.HCM) lại cho rằng đề thi khối D năm nay có thể là một thách thức cho thí sinh.

Phần đọc hiểu gồm 2 bài, cả hai đều có khối lượng từ vựng nhiều và tương đối khó so với vốn từ mà học sinh thu thập được ở trường trung học. Do đó thí sinh có thể lúng túng khi mới đọc qua. So sánh hai bài đọc hiểu, bài nói về toàn cầu hóa có hơi gay go nhưng nếu thí sinh nắm vững được kỹ thuật đọc (trong đó đọc xác định chi tiết là chủ yếu) thì có thể giải quyết được phần lớn câu hỏi. Tuy vậy, các câu hỏi của bài đọc hiểu thứ 2 nói về tác động của công nghệ mới lại tập trung vào ý nghĩa và khái niệm trong các đoạn và mang tính chất tổng hợp nhiều hơn nên thí sinh có thể gặp nhiều khó khăn hơn so với bài nói về toàn cầu hóa.

Riêng bài điền vào văn bản cũng tương đối khó khi một số lựa chọn na ná như nhau làm cho thí sinh có thể lẫn lộn, ví dụ như câu 18, 19, 21 (mã đề 637). Phần ngữ pháp điền từ: các câu hỏi bao trùm gần như trọn vẹn các điểm ngữ pháp căn bản (các loại mệnh đề, liên từ, đồng bộ, chủ ngữ động từ, bị động, so sánh thành ngữ động từ). Đề thi năm nay có khá nhiều câu hỏi về cấu trúc đồng bộ (paralell structure) như trong phần sửa lỗi, điền từ.

Phần ngữ âm và dấu nhấn: đây là phần dễ nhất cho thí sinh kiếm điểm và học lực trung bình cũng có thể hưởng được điểm trọn vẹn. Phần viết lại câu cũng là một phần khó kiếm điểm cho thí sinh vì phần lớn các câu này đều có bẫy nhỏ và nếu thí sinh mất tập trung thì có thể đưa ra lựa chọn sai, như câu 12, 14, 78, 79…

Tóm lại, với đề thi năm nay, học sinh trung bình khá sẽ đạt được khoảng 5 hoặc 6 điểm, học sinh giỏi cũng khó kiếm được điểm tối đa.

Đề Sinh: dễ thở

>> Đề thi môn Sinh học
>> Bài giải môn sinh

Theo cô Phan Thanh Phương, giáo viên môn Sinh, phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền, TP.HCM, đề thi Sinh năm nay thuộc dạng “dễ thở”, nhất là các câu hỏi lý thuyết. Nếu thí sinh có học bài là làm được lý thuyết vì bám sát nội dung sách giáo khoa.

Câu hỏi về bài tập khó hơn, yêu cầu thí sinh phải tư duy. Đây chính là phần phân hóa thí sinh nhưng không phải thuộc dạng “bắt bí” mà có sáng tạo, hiểu bài là làm được. Nhìn chung, đề thi dạng này có tác động tốt và tích cực đến quá trình dạy và học trong trường phổ thông.

Môn sử: dễ đạt điểm cao

>> Đề thi Sử
>> Bài giải môn sử

Đánh giá về đề thi môn lịch sử, cô Nguyễn Thị Huê - giảng viên Trường ĐH Văn hóa TP.HCM -  cho biết đề thi năm nay dễ hơn so với các năm trước. Kiến thức nằm trọn trọng chương trình sử lớp 12, không đòi hỏi tư duy nhiều. Chỉ cần thí sinh cần cù, siêng năng học bài, nắm được bài là có thể làm được 6 đến 9 điểm. Câu hỏi đòi hỏi khả năng tư duy cao không nhiều. Câu 4b có trong sách giáo khoa nhưng không đòi hỏi cụ thể thí sinh phải nhận biết để trình bày hợp lý. Với đề thi này, điểm thi môn lịch sử sẽ cao hơn các năm trước.

>> Đợt 2 tuyển sinh ĐH-CĐ 2013: Gợi ý giải đề thi môn hóa
>> Đợt 2 tuyển sinh ĐH-CĐ 2013:Bài giải môn tiếng Anh, Sinh, Sử
>> Đợt 2 tuyển sinh ĐH-CĐ 2013: Gợi ý giải đề thi môn toán khối B, D
>> Đợt 2 tuyển sinh ĐH-CĐ 2013: Gợi ý giải đề thi môn địa
>> Công bố đề thi, đáp án đại học đợt I

 

标签:

责任编辑:Cúp C1