Cảm cúm,ưuýđặcbiệtkhimuathuốccảventforet kofu vs cảm lạnh là bệnh thường gặp mỗi năm vài lần ở cả người lớn lẫn trẻ em. Các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, ho, sốt, mệt mỏi, chán ăn… có thể khiến bạn khó chịu, suy nhược cơ thể và hao tổn sức khỏe lâu dài. Thậm chí, bệnh lâu có thể gây biến chứng viêm xoang ở người lớn, viêm phổi ở trẻ em… Các thuốc trị cảm thường bán sẵn tại hiệu thuốc, mua không cần kê toa, song một số tân dược có thể gây ra tác dụng phụ, cấm dùng cho trẻ em. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, nắm rõ hoạt chất trong từng loại thuốc sắp dùng, đặc biệt là trước khi cho trẻ nhỏ hay thai phụ sử dụng. Dược sĩ Trịnh Thùy Hương gặp không ít trường hợp người dùng bị cảm song lại lạm dụng kháng sinh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, cảm thường do virus thâm nhập lúc thời tiết thay đổi. Kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, không trị được virus, lạm dụng sẽ gây loạn khuẩn đường ruột và giảm miễn dịch. Kháng sinh chỉ nên sử dụng khi bệnh cảm diễn tiến nặng gây biến chứng nhiễm khuẩn. Cảm do virus, nên các bác sĩ thường kê các thuốc làm thuyên giảm triệu chứng. Dược sĩ Thùy Hương lưu ý thêm, các thuốc cảm cúm chứa thành phần chất kháng histamin H1 ( Clopheniramin,… ) gây buồn ngủ, nếu bạn phải lái xe, họp hành, thi cử… thì nên thận trọng và tham khảo tư vấn của bác sĩ, dược sĩ để lựa chọn thuốc an toàn, hợp lý. Nếu dùng thuốc hạ sốt để giảm thân nhiệt, thì cần chú ý không dùng quá nhiều, theo đúng hướng dẫn nhà sản xuất để tránh gây hại gan, thận. Theo dược sĩ Hương, Việt Nam cũng có nhiều cây thuốc quý từ nghìn xưa dùng để chữa cảm. Trong Đông y, các dược liệu dùng để trị cảm thường có các tác dụng chính: Tân ôn giải biểu, phát tán phong hàn, hoạt huyết hành khí, khu phong chỉ thống. Giúp giải cảm nhanh, ít tác dụng phụ và tránh được các biến chứng sau cảm. Do đó, người bị cảm có thể dùng các bài thuốc đông dược truyền đời hàng trăm năm. Phổ biến nhất phải kể đến bài thuốc cảm xuyên hương nổi tiếng xứ Tây Bắc với Xuyên khung, Bạch chỉ, Hương phụ, Quế chi, Sinh khương, Cam thảo bắc. Bài thuốc chứa gừng và các dược liệu tính cay ấm, làm hết nhanh các chứng cảm cúm, cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi do cảm lạnh. Năm 1975, Công ty CPDP Yên Bái là đơn vị đầu tiên bào chế thành công thuốc Cảm Xuyên Hương Yên Bái dạng viên nén, sau đó là viên nang,… từ sáu vị thuốc này, để phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho nhân dân, được Bộ Y tế cấp phép và lưu hành suốt 45 năm nay.
Nhiều gia đình có trẻ nhỏ chuộng thuốc cảm đông dược, vẫn mua dự trữ 3-5 hộp Cốm Cảm Xuyên Hương Yên Bái để sử dụng khi thời tiết giao mùa, tránh phải lạm dụng kháng sinh. Tuy nhiên, cần biết thuốc đã thay đổi mẫu mã bao bì đóng gói từ tháng 1/2019 để người mua dễ dàng chọn đúng thương hiệu. Thuốc cảm đông dược dạng cốm nay được chia thành từng gói nhỏ tiện dụng, hương thơm thảo dược dễ chịu, vị ngọt dễ uống, dùng cho người lớn lẫn trẻ nhỏ trên 6 tháng. Người bệnh có thể nhai trong miệng hoặc hòa tan với nước, dễ hấp thu nên tác dụng nhanh hơn. Trước khi sử dụng, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc. Tuyệt đối không tự ý giảm liều của người lớn cho trẻ em, dùng nhiều thuốc giống thành phần gây quá liều. Công ty CPDP Yên Bái khuyên sau khi uống Cốm Cảm Xuyên Hương Yên Bái, nên ăn nhẹ một bát cháo hành nhỏ còn nóng để tăng hiệu quả điều trị; tránh ăn hải sản, thức ăn và thuốc khác có tính hàn lạnh để bệnh nhanh khỏi.
Lệ Thanh |