* PV: Thưa bà,ưabaogiờnghềbáocónhiềutháchthứcnhưhiệtrực tiếp bóng đá trên k+ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những cơ hội tốt để báo chí phát triển. Tuy nhiên, đi liền với cơ hội, thì báo chí hiện nay cũng đang chịu nhiều áp lực của mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube... về sự phong phú, cũng như sự nhanh, nhạy của thông tin. Trong bối cảnh đó, báo chí cần phải làm gì để đáp ứng mong muốn của bạn đọc?
- PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng:Đây là câu hỏi mà hiện nay, các cơ quan báo chí, các nhà báo đang trăn trở và là một vấn đề không phải chỉ cần một giải pháp từ phía các nhà báo. Đối với nhà báo, phát hiện ra câu chuyện hay và xử lý câu chuyện đó theo các kỹ năng chuyên nghiệp luôn là đòi hỏi của công chúng. Tuy nhiên có một sản phẩm báo chí rồi, nhưng không biết tận dụng công nghệ để chuyển tải những nội dung đến người đọc, thì tác phẩm báo chí đó dù có được nhà báo đầu tư đến đâu cũng sẽ bị cuốn đi không ai biết tới. | PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng |
Nguyên nhân là do công chúng hiện đang bị chìm ngập trong những khối lượng thông tin khổng lồ trên mạng Internet, có thể quá tải vì không có đủ thời gian để xem, đọc chúng. Trong bể thông tin đó, cũng có rất nhiều thông tin không được kiểm chứng, phần lớn những thông tin đó không phải là tin tức báo chí. Cách đây 7 năm, các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) đã làm thống kê, mỗi ngày trung bình có 175 triệu tin twitter, nhưng 99% các tin đó là tin vô nghĩa, không có giá trị.
Tại Việt Nam, hàng trăm nghìn thông tin được đăng tải trên facebook, tuy nhiên các thông tin được nhiều người quan tâm thì phần lớn vẫn là tin báo chí được đăng tải lại. Điều này khẳng định lại một lần nữa, báo chí khác với các hình thức truyền thông khác ở giá trị của tin tức. Báo chí cung cấp cho mọi người những thông tin đã được kiểm chứng, với các tiêu chí của tin tức để trên cơ sở đó công chúng có thể biết và đưa ra những quyết định tốt hơn cho cuộc sống của họ. Báo chí là một hình thức truyền thông không thể thiếu trong một xã hội dân chủ, là tác nhân cho sự phát triển và thay đổi, tạo ra một xã hội tốt hơn cho con người. Chính vì vậy, làm báo chí hiện đại vẫn cần theo những tiêu chí của báo chí truyền thống, nhưng cần phải được chuyển tải bằng nhiều hình thức khác nhau trên các nền tảng khác nhau để vươn tới bạn đọc.
* PV: Có một thực tế là hiện nay đôi khi báo chí còn đi sau cả mạng xã hội về thông tin. Sự lan tỏa thông tin của mạng xã hội đã tạo ra hiệu ứng rất lớn, không kém gì báo chí, đôi khi khiến thông tin "bị nhiễu" (không đúng sự thật), gây tổn hại đối với cơ quan báo chí và với bản thân nhà báo. Theo bà, các nhà báo cần phải làm gì để tự bảo vệ mình, cũng như có thể tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội?
- PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng: Tôi chỉ có thể trả lời rằng, mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo hãy làm việc một cách chuyên nghiệp. Đừng có sợ mạng xã hội và đừng đổ lỗi cho mạng xã hội. Đó chỉ là những thông tin của những “nhà báo nghiệp dư”. Đối với nhà báo, chúng ta cần chuyên nghiệp khi tác nghiệp, chuyên nghiệp trong ứng xử với nguồn tin, chuyên nghiệp trong quan hệ đồng nghiệp. Tôi tin rằng, trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, chắc chắn nghề báo của chúng ta sẽ trường tồn và phát triển.
* PV: Để tác nghiệp trong môi trường báo chí hiện đại, rõ ràng mỗi phóng viên, mỗi nhà báo cần phải trang bị cho mình những kỹ năng, phương tiện cần thiết để tác nghiệp. Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam đã giúp sức cho đội ngũ những người làm báo như thế nào thời gian qua?
- PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng:Để vai trò của các nhà báo chuyên nghiệp sẽ luôn quan trọng trong thời đại của báo chí công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, các nhà báo cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác nhau như: hình ảnh, văn bản, màu sắc, chuyển động, chứ không chỉ dừng lại ở các kỹ năng phát hiện chủ đề, xử lý thông tin và viết tốt, dù rằng những kỹ năng này luôn là chủ đạo.
Trong thế giới của mạng lưới toàn cầu, khi mọi người truy cập thông tin qua các thiết bị kết nối internet, các cơ quan báo chí truyền thống như đài truyền hình, đài phát thanh, các tạp chí cần phải trở thành các trang điện tử mạnh để lan truyền, phổ biến kiến thức cho cộng đồng. Chính vì vậy, bên cạnh việc bồi dưỡng các nhà báo những yếu tố thiết yếu như tôn trọng sự thật, cân bằng, công bằng và khách quan trong tác nghiệp, kỹ năng xử lý thông tin viết bài bằng văn bản, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam cũng mời các giảng viên là những nhà báo giỏi, được đào tạo, luôn hướng tới việc điều chỉnh các chương trình bồi dưỡng theo tư duy của thời đại thông tin số, với ngôn ngữ trực quan, kết hợp văn bản và hình ảnh, nhằm giúp các nhà báo cập nhật với xu hướng tiếp nhận thông tin của bạn đọc.
* PV: Đạo đức nhà báo luôn được đặt ra đối với người làm báo, nhất là trong môi trường báo chí hiện đại. Theo bà, chúng ta cần phải làm gì để "kiểm soát quyền lực" nhà báo, không để xảy ra những trường hợp lợi dụng danh nghĩa nhà báo làm những điều vi phạm pháp luật?
- PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng: Cần phải nói rằng, báo chí vẫn có một vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội tại Việt Nam, mặc dù thông tin trên mạng xã hội rất phát triển. Tuy nhiên, chưa bao giờ nghề báo chúng ta có nhiều thách thức như hiện nay. Bên cạnh những thách thức như đã nêu ở trên, điều đáng lo ngại hơn cả là một bộ phận nhà báo đã hoạt động vô trách nhiệm, bỏ qua những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, lợi dụng danh nghĩa nhà báo để trục lợi cho bản thân. Đưa tin không chính xác, không trung thực, khách quan, thổi phồng hoặc bóp méo thông tin, hoặc tin thu thập trên mạng xã hội khi chưa được kiểm chứng, đưa tin giật gân, câu khách...
Những số ít nhà báo này đã thực sự hạ thấp hình ảnh và uy tín của báo chí Việt Nam nói chung. Do đó, bên cạnh việc các cơ quan quản lý báo chí cần nghiêm khắc xử lý các hành vi sai trái của một số nhà báo và cơ quan báo chí, cộng đồng làm báo cũng cần phanh phui và công khai lên án những người vi phạm để bảo vệ nghề nghiệp của chính chúng ta. Một khi bản thân cộng đồng nhà báo thể hiện sự minh bạch với công chúng của mình, thì mới có thể là một “vũ khí” sắc bén để đấu tranh chống lại những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của người khác, và được công chúng tin cậy.
* PV: Xin cảm ơn bà! Nhật Minh (thực hiện) |