发布时间:2025-01-10 11:06:24 来源:88Point 作者:Thể thao
5 bài thi gồm: Toán,ỳthiTHPTQuốcgianătrực tiếp bóng đá livescore Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổng hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổng hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2015 làm thủ tục trước giờ thi - Ảnh: Như Hùng
Chiều 28-9, Bộ GD-ĐT họp báo công bố phương án thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ năm 2017.
Chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp
Kì thi sẽ diễn ra với 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổng hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổng hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).
Trong đó, thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Thí sinh giáo dục thường xuyên thi 3 bài thi gồm: 2 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên (tổng hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học Xã hội (tổng hợp các môn Lịch sử, Địa lí). Thí sinh có thể chọn thi thêm bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng.
Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (Phiếu TLTN); Phiếu TLTN của thí sinh được chấm bằng phần mềm máy tính. Bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận, do giáo viên chấm.
Đề thi cho hai mục đích
Đề thi gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản phục vụ xét tốt nghiệp THPT và những câu hỏi phân hóa để phục vụ cho xét tuyển ĐH, CĐ.
So với dự thảo đã công bố, trong phương án thi chính thức, thời gian dành cho các bài thi có sự điều chỉnh.
Theo đó, đề thi cho mỗi môn thành phần trong bài thi Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội có 40 câu hỏi trắc nghiệm (mỗi bài thi tổ hợp có 120 câu hỏi trắc nghiệm).
Thời gian làm bài dành cho mỗi môn thành phần của bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội là 50 phút (150 phút/bài thi). Thời gian làm bài thi Toán là 90 phút, bài thi Ngoại ngữ là 60 phút.
Đối với các môn thi trắc nghiệm, thí sinh sẽ có 4 lựa chọn với duy nhất 1 phương án trả lời đúng.
Riêng bài thi Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút.
Lịch thi
Kì thi THPT Quốc gia năm 2017 sẽ diễn ra vào hai ngày trong tháng 6-2017.
Ngày thứ nhất thi Ngữ văn và Ngoại ngữ (sáng), Toán (chiều);
Ngày thứ 2 thi bài Khoa học tự nhiên (sáng) và bài Khoa học xã hội (chiều).
Xét công nhận tốt nghiệp THPT
Sau khi có kết quả thi, các sở GD-ĐT sẽ cập nhật kết quả thi lên hệ thống quản lý dữ liệu của Bộ GD-ĐT, công bố kết quả thi và cấp cho mỗi thí sinh 1 Giấy chứng nhận kết quả thi.
Việc xét tốt nghiệp THPT sẽ kết hợp sử dụng kết quả điểm 4 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh Giáo dục THPT) hoặc 3 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh Giáo dục Thường xuyên) với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Phương thức tính điểm xét tốt nghiệp: điểm các bài thi tốt nghiệp và điểm trung bình cả năm lớp 12 có tỷ lệ tương ứng 50 : 50. Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): 1,0 điểm. Điểm liệt của mỗi môn thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: 1,0 điểm.
Bốn phương thức tuyển sinh ĐH, CĐ
Với cách thức tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia nhiều đổi mới, Bộ GD-ĐT cũng xác định tuyển sinh ĐH, CĐ 2017 sẽ gồm bốn phương thức như sau
1. Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia
Với cách xét tuyển này, các trường công bố công khai tổ hợp các bài thi, môn thi của Kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để xét tuyển vào các ngành của trường trước khi thí sinh đăng ký dự thi. Bộ quy định các trường công bố công khai chỉ tiêu dành cho các tổ hợp xét tuyển khác nhau; trong đó, dành ít nhất 25% chỉ tiêu để xét tuyển theo các khối thi truyền thống (A, A1, B, C, D).
Sau khi có kết quả thi, thí sinh được phép đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển vào ngành/trường ĐH, CĐ và được sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên.
Bộ GD-ĐT sử dụng phần mềm quản lý tuyển sinh để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển với 1 nguyện vọng phù hợp nhất trong số các nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký xét tuyển.
Danh sách này được công khai để các trường tham khảo, làm căn cứ tuyển sinh. Các trường có thể cân đối, điều chỉnh dựa vào các điều kiện thực tế của trường đã nêu trong đề án tự chủ tuyển sinh để quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức.
Trong thời hạn quy định của trường, thí sinh trúng tuyển phải khẳng định nhập học tại trường; trường có trách nhiệm cập nhật sớm nhất danh sách thí sinh đã khẳng định nhập học lên hệ thống quản lý dữ liệu chung để các trường khác cùng biết.
Đặc biệt, việc xét tuyển có thể được thực hiện nhiều đợt trong thời gian quy định của kỳ tuyển sinh và theo yêu cầu của các trường.
2. Sơ tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh
Nếu sử dụng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập ở cấp THPT để sơ tuyển, các trường có thể tổ chức thi năng khiếu, thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh (nếu thấy cần thiết) với các hình thức phù hợp, đảm bảo không để xảy ra tình trạng luyện thi tràn lan.
Các trường phải công khai đề thi minh họa của bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt, phương thức thi (trắc nghiệm hay tự luận) và cách tính điểm xét tuyển.
3. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT
Các trường thông báo cụ thể điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT (lớp 12 hoặc cả 3 năm THPT). Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo yêu cầu của trường được quy định trong đề án tự chủ tuyển sinh đã được công bố công khai.
4. Phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh
Các trường có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh nêu trên và quy định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh; đồng thời, công bố công khai chỉ tiêu xét tuyển đối với mỗi phương thức tuyển sinh.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga công bố phương án tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 - Ảnh: Nguyễn Khánh
Trao đổi tại cuộc họp báo, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết Bộ đã trưng cầu ý kiến rộng rãi. Phần lớn ý kiến cho rằng phương án thi này đã được cải tiến gọn nhẹ hơn (giảm xuống còn 2 ngày) và có nhiều điểm mới có lợi cho thí sinh.
Ví dụ: thí sinh có thể dự thi cả hai bài thi tự chọn và sử dụng kết quả của bài thi nào có kết quả cao hơn để xét tốt nghiệp. Việc tổ chức thi trắc nghiệm đối với 4/5 bài thi sẽ đảm bảo khách quan hơn.
Có 3 băn khoăn lớn từ dư luận: đó là bài thi tổ hợp, bài thi trắc nghiệm môn toán, tính nghiêm túc của kỳ thi.
Thứ nhất, về bài thi tổ hợp, bộ có một số điều chỉnh sau khi lắng nhe, tiếp thu ý kiến đóng góp của dư luận.
Bài thi tổ hợp khoa học xã hội gồm ba môn sử, địa, giáo dục công dân; bài thi khoa học tự nhiên gồm ba môn lý, hoá, sinh.
Để đảm bảo sự công bằng với những thí sinh sử dụng các tổ hợp khác nhau trong xét tuyển ĐH, Bộ quy định rõ thời gian làm bài từng môn và theo đó, hết thời gian làm bài mỗi môn (50 phút), thí sinh phải chuyển sang làm bài môn khác, tạo công bằng cho thí sinh.
Để tăng độ phân hoá, thuận lợi cho việc sử dụng kết quả thì vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa giúp các trường có căn cứ xét tuyển ĐH, Bộ cũng quyết định tăng cường số câu hỏi cũng như thời gian làm bài thi tổ hợp, từ 60 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 90 phút/bài thi như dự thảo tăng lên thành 120 câu hỏi với thời gian làm bài là 150 phút.
Về thi trắc nghiệm Toán, Thứ trưởng Bùi Văn Ga giải thích:
“Chúng ta cần hiểu rõ mục đích về cuộc thi này gồm mục đích xét tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả tuyển sinh ĐH-CĐ, không phải kì thi tuyển chọn học sinh xuất sắc. Nên việc tổ chức thi theo hình thức tự luận hay trắc nghiệm đều được. Nhưng đây là kì thi có số đông thí sinh trên phạm vi rộng, nên việc tổ chức thi trắc nghiệm đảm bảo khách quan, hạn chế tiêu cực xảy ra”.
“Làm thế nào để ngăn ngừa tiêu cực, để có kết quả thi tin cậy, khi trong năm nay kì thi được giao chủ động cho địa phương?”, trả lời câu hỏi này, thứ trưởng Ga cho biết việc tổ chức thi trắc nghiệm khách quan, trong đó mỗi thí sinh có một mã đề thi là một trong những giải pháp ngăn ngừa tiêu cực.
Bên cạnh đó, việc chấm thi trắc nghiệm trên máy sẽ giải quyết các bất cập liên quan tới việc không khách quan ở khâu chấm thi do giáo viên chấm khác nhau ở mỗi cụm thi.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, trả lời câu hỏi của phóng viên - Ảnh Nguyễn Khánh
"Tổ hợp", "tổng hợp", "tích hợp"
Trao đổi xung quanh những thắc mắc về đề thi, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng GD, Bộ GD-ĐT cho biết:
Năm 2017 các bài thi chủ yếu thi trắc nghiệm. Mỗi năm chúng ta có khoảng 1 triệu thí sinh dự thi kì thi THPT quốc gia cho hai mục đích, vì thế Bộ GD-ĐT thấy việc sử dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan là hợp lý.
Việc tổ chức thi trắc nghiệm đối với các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ trong các năm qua được đánh giá là thành công. Thí sinh cũng quen với hình thức câu hỏi này.
Lực lượng tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi là các thầy cô giáo có kinh nghiệm về thi từ các trường THPT, giảng viên ĐH ở các trường ĐH, các chuyên gia từ các viện nghiên cứu.
Bộ GD-ĐT không phải triển khai từ con số 0 mà trong các năm qua đã có một ngân hàng có hàng ngàn câu hỏi. Ngoài ra còn kế thừa ngân hàng câu hỏi của ĐHQG HN.
Với mục đích của kì thi, đề thi được xây dựng chủ yếu từ khối kiến thức cơ bản.
Trong kì thi THPT quốc gia năm trước, tỷ lệ kiến thức kĩ năng cơ bản chiếm khoảng 60%, tỷ lệ câu hỏi phân hóa 40%.
Năm 2017, Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc có thể tăng tỷ lệ câu hỏi phân hóa, nhưng sẽ không thay đổi lớn gây sốc cho thí sinh.
Ông Mai Văn Trinh cho biết việc tăng số lượng câu hỏi môn ngoại ngữ trong khi thời gian làm bàii thi không đổi so với dự thảo là một điều chỉnh phù hợp dựa trên ý kiến đóng góp của các thầy cô, các chuyên gia, đảm bảo đề thi phù hợp với mục tiêu của kỳ thi hai mục đích.
Cũng từ việc tiếp thu ý kiến đó góp của các chuyên gia, giáo viên, phụ huynh..., Bộ đã điều chỉnh mỗi môn thành phần trong bài thi tổ hợp tăng lên thành 50 phút với 40 câu hỏi/môn.
Ông Trinh cũng cho biết đổi mới kỳ thi THPT quốc gia với sự xuất hiện của bài thi tổ hợp là nằm trong lộ trình đổi mới thi những năm tiếp theo.
Cụ thể, từ năm 2017, bài thi sẽ chuyển đổi từ "tổ hợp" sang "tổng hợp" và tiến tới đến bài thi "tích hợp", phù hợp với đổi mới chương trình phổ thông.
Thi nghiêng về trắc nghiệm có ảnh hưởng tới việc dạy học?
Trước băn khoăn về việc tổ chức thi nghiêng về hình thức trắc nghiệm thì sẽ ảnh hưởng tới việc dạy học ở phổ thông khi các nhà trường chạy theo việc luyện thi trắc nghiệm mà không chú trọng đến việc dạy học sinh phương pháp tư duy, trình bày, lập luận ở một số môn học, trong đó cóp môn Toán, ông Mai Văn Trinh cho biết:
“Trên thực tế dạy học, Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà trường phải kết hợp các hình thức đánh giá khác nhau có trắc nghiệm, tự luận. Nhưng với đặc thù của kì thi THPT quốc gia thì trắc nghiệm là hình thức thi hợp lý”.
Về điều này ông Vũ Đình Chuẩn, vụ trưởng Vụ GD Trung học, cũng cho biết khi chỉ đạo dạy học ở bậc phổ thông, Bộ luôn phải kết hợp tự luận và trắc nghiệm theo các mức độ khác nhau trong đánh giá học sinh ở cả quá trình.
Trong kì thi THPT quốc gia, Bộ cũng yêu cầu xây dựng ma trận đề có các mức độ, tương ứng với chỉ đạo về việc dạy học, đánh giá đối với việc dạy học ở bậc phổ thông. “Vì thế, không phải quá lo lắng thí sinh bị lệch khi kì thi nghiêng về hình thức trắc nghiệm”, ông Chuẩn nói.
Trao đổi về việc vì sao Bộ GD-ĐT không cho TP.HCM tổ chức kì thi riêng để công nhận tốt nghiệp THPT, thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Tới giờ Bộ GD-ĐT chưa nhận được đề án chính thức của TP.HCM về đề xuất tổ chức kì thi riêng công nhận tốt nghiệp THPT mà chỉ biết qua các phương tiện đại chúng. Khi nào có đề án trong tay, Bộ GD-ĐT sẽ trả lời cụ thể về việc có hay không đồng ý cho TP.HCM tổ chức kì thi riêng |
"Bộ GD-ĐT sẽ kế thừa kì thi đánh giá năng lực của ĐHQG HN như thế nào?", thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: tổ công tác của Bộ đang làm việc với trung tâm khảo thí của ĐHQG HN.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ga cho biết kì thi của ĐHQG HN là kì thi nhằm vào mục đích tuyển sinh, trong khi kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia nhằm công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ vì thế có những điểm không tương thích.
Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu và chỉ kế thừa những phần phù hợp trong ngân hàng câu hỏi thi của ĐHQG HN để bổ sung số lượng cho ngân hàng đề thi của Bộ GD-ĐT nhằm sử dụng cho kì thi sắp tới.
"Bộ GD-ĐT có thử nghiệm thi trắc nghiệm đối với một số môn mới trước khi quyết định đưa vào kì thi THPT quốc gia năm 2017 chưa? Liệu có thể phù hợp với học sinh trên cả nước, trong đó có học sinh miền núi, khó khăn không?", ông Mai Văn Trinh khẳng định Bộ sẽ kiểm thử trước khi xây dựng đề thi cho kì thi Quốc gia để căn chỉnh cho phù hợp.
Lộ trình đổi mới kỳ thi "ổn định"
"Sau đổi mới thi 2017, Bộ đã xác lập lộ trinh rõ ràng cho đổi mới thi, tuyển sinh các năm tới hay không?", thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định đổi mới thi không thể làm ngay một lúc trên mọi phương diện mà phải phù hợp với điều kiện cụ thể.
Theo thứ trưởng Ga, phương án đổi mới kỳ thi năm 2017 sẽ được phát triển lâu dài trên một lộ trình ổn định.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh việc đổi mới kì thi nhằm mục đích để thí sinh đi thi nhẹ nhàng hơn, có nhiều cơ hội hơn để xét tuyển ĐH-CĐ.
Thứ trưởng khuyên thí sinh: “cứ ôn tập theo kế hoạch bình thường. Vì kì thi chắc chắn sẽ không gây sốc, không làm xáo trộn việc dạy học ở bậc phổ thông như nhiều người lo ngại”.
Theo V.HÀ - N.HÀ/TTO
相关文章
随便看看