【keo.nhà cái】Ngân hàng còn thận trọng cấp tín dụng do nợ xấu tăng
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:13:23 评论数:
Thủ tướng ra công điện yêu cầu đảm bảo tăng trưởng tín dụng,ânhàngcònthậntrọngcấptíndụngdonợxấutăkeo.nhà cái tiếp tục giảm lãi suất Tín dụng và tiếp cận tín dụng: Bài toán của ngân hàng và doanh nghiệp Các ngân hàng đã cơ bản công bố thông tin về lãi suất cho vay |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc, chỉ ra những vấn đề cần làm rõ tại Hội nghị. Ảnh: VGP |
Báo cáo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vào sáng 14/3, NHNN cho biết, với thanh khoản dồi dào và còn rất nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các tổ chức tín dụng (TCTD) có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn vay ra nền kinh tế.
Đến cuối năm 2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 13,78% so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú, tín dụng 2 tháng đầu năm 2024 giảm so với cuối năm 2023, ở hầu hết ngành, lĩnh vực kinh tế. Có 2 lĩnh vực tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm, đó là tín dụng lĩnh vực bất động sản, tăng 0,23% so với cuối năm 2023; tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán, tăng 2,56% so với cuối năm 2023.
Lý giải nguyên nhân tín dụng 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm, theo Phó thống đốc NHNN, kinh tế thế giới diễn biến khó lường, áp lực lạm phát và mặt bằng lãi suất thế giới ở mức cao, đồng USD, giá vàng thế giới diễn biến phức tạp; chênh lệch lãi suất USD-VND... là những yếu tố tác động tiêu cực lên sự ổn định của tỷ giá VND/USD trong nước, nhất là khi lãi suất VND dự kiến tiếp tục giảm.
Hơn nữa, hoạt động cấp tín dụng của các TCTD còn khó khăn. Trong đó, yếu tố mùa vụ là nhu cầu vốn tín dụng thường tăng cao vào dịp cuối năm và thời điểm trước tết Nguyên đán 1-2 tháng để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho sản xuất kinh doanh, phân phối hàng hóa… dẫn tới 2 tháng đầu năm khó tăng trưởng quy mô tín dụng.
Ngoài ra, một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn; khó khăn trong triển khai một số chương trình, chính sách tín dụng... Khả năng huy động vốn trung, dài hạn của TCTD còn thấp so với nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế.
Về nguyên nhân chủ quan, NHNN cho rằng, một số ngân hàng còn thận trọng trong thực hiện cấp tín dụng do nợ xấu tăng. Một số khoản nợ cũ lãi suất cao chậm được điều chỉnh giảm để hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân vay vốn. Một số ngân hàng quy trình thủ tục cho vay vẫn chậm được cải tiến, nhất là thời gian xét duyệt cho vay còn dài, định giá và quyết định tài sản thế chấp còn quá thận trọng.
Huy động vốn qua cổ phiếu, trái phiếu, vốn FDI tăng thấp, những khó khăn trên thị trường thị trường trái phiếu, bất động sản chưa được giải quyết căn cơ, triệt để... nên khiến cho nguồn vốn phục vụ tăng trưởng tiếp tục tập trung vào tín dụng ngân hàng, tỷ lệ tín dụng/GDP tăng cao (cuối năm 2023 khoảng 133%, tăng so với mức khoảng 125% cuối năm 2022), tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ.
Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, thanh khoản dồi dào và còn rất nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng. Ảnh: VGP |
Vì thế, NHNN cho biết sẽ bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước, tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ.
Cụ thể là tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; nghiên cứu kéo dài thời gian thực hiện Thông tư 02 về cơ cấu lại nợ đến hết năm 2024; điều hành hài hòa giữa lãi suất và tỷ giá...
NHNN sẽ chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn; thực hiện nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn. NHNN cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, giám sát, trong đó tập trung vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…
Với các bộ, ngành, NHNN kiến nghị, đề xuất thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; khai thác cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; gia tăng tác động lan tỏa của khu vực FDI; cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính.
Ngoài ra, NHNN kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan bảo đảm hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán lành mạnh, hiệu quả; kiểm soát tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung - dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn tín dụng.
Với những vấn đề của ngành ngân hàng, trước đó, phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu làm rõ nhiều vấn đề như phải điều hành chính sách tiền tệ, nhất là lãi suất, tỷ giá như thế nào; vì sao doanh nghiệp kêu thiếu vốn, khó tiếp cận vốn tín dụng, trong khi lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư vào hệ thống ngân hàng lại tăng, mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm; giải pháp nào để tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân...