Báo Mỹ vạch trần âm mưu Trung Quốc dùng tàu cá chiếm Biển Đông
TheìnhhìnhbiểnĐônghômnayngàyTrungQuốcâmmưuđộcchiếmbiểnĐôngbằngtàucábảng xếp hạng nhat anho những tin tức mới đây trên tờ Reuters, thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc cũ kỹ trên đảo Hải Nam tiết lộ, tàu ông được chính phủ lắp đặt một thiết bị công nghệ cao, được gọi là hệ thống vệ tinh dẫn dường kết nối trực tiếp với lực lượng bảo vệ bờ biển. Theo ngư dân này khoe, hệ thống này hướng dẫn tàu đi lại trong thời tiết xấu, nhưng quan trọng hơn đặc biệt hữu ích trong trường hợp tàu Trung Quốc đụng độ với tàu Philippines hoặc Việt Nam trên Biển Đông.
Cụ thể, một bài báo trên tờ Reuters đăng tin vào cuối năm ngoái, 50.000 tàu cá Trung Quốc được lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu do nước này phát triển. Ngư dân Trung Quốc có thể sử dụng hệ thống này để cầu cứu chính quyền trong trường hợp gặp trục trặc kỹ thuật, đặc biệt là những bất trắc khi đánh bắt trong vùng biển nước khác.
Tình hình Biển Đông hôm nay 29/7: Trung Quốc ráo riết thực hiện những âm mưu thâm độc nhằm độc chiếm Biển Đông. Ảnh Reuters
Tính đến cuối năm 2012, Trung Quốc có 16 vệ tinh trên quỹ đạo châu Á - Thái Bình Dương. Hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, hiện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ và GLONASS của Nga vốn được sử dụng chủ yếu trong quân đội Trung Quốc, nhưng nay được lắp đặt cho cả tàu cá. Được biết, trên thiết bị vệ tinh được gắn ở mỗi tàu cá có một nút khẩn cấp, kết nối trực tiếp với các cơ quan chức trách. Nhờ đó, trong trường hợp khẩn cấp, giới chức trách Trung Quốc có thể dễ dàng xác định vị trí của tàu cá một cách chính xác.
Những thông tin gần đây trên tờ Reuters còn cho thấy, tại đảo Hải Nam, cửa ngõ của Trung Quốc với Biển Đông, các chủ tàu chỉ phải trả 1/10 chi phí lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh, còn chính phủ sẽ chịu phần còn lại. Theo Reuters, đó là dấu hiệu cho thấy chính phủ Trung Quốc đang tích cực hỗ trợ tài chính và bảo trợ cho ngư dân nước này để họ "có gan" lấn sâu hơn vào đánh bắt tại các vùng biển của các nước láng giềng.
Thậm chí, chính phủ Trung Quốc còn khuyến khích ngư dân thường xuyên tới đánh bắt tại vùng biển đang có tranh chấp với các nước trong khu vực ASEAN và sẵn sàng trả cả chi phí nhiên liệu cho các chuyến hành trình dài ngày.
Các ngoại trưởng Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lên tiếng về Biển Đông
Hãng tin Kyodo đưa tin, các ngoại trưởng của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) sẽ khẳng định tầm quan trọng của đối thoại và hợp tác khu vực trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Cụ thể, tại ARF lần thứ 21 dự kiến diễn ra cuối tháng này ở Naypyitaw, Myanmar, các ngoại trưởng tham dự sẽ đưa ra tuyên bố chung thể hiện quan điểm về một số vấn đề khu vực, trong đó có căng thẳng ở Biển Đông.
Tình hình Biển Đông hôm nay: Tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam khiến dư luận quốc tế phẫn nộ. Ảnh minh họa
Phát biểu trước báo chí về tình hình Biển Đông, các ngoại trưởng ASEAN nêu rõ: "Các bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của đối thoại và hợp tác khu vực trong duy trì hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải. Các bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua tham vấn hữu nghị và đàm phán của các quốc gia có chủ quyền liên quan trực tiếp phù hợp với các nguyên tắc chung được công nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước LHQ về Luật biển năm 1982.”
Trung Quốc diễn tập rà phá thủy lôi trên Biển Đông
Tờ Tân Hoa Xã đăng tin Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên diễn tập rà phá thủy lôi trên Biển Đông vào hôm qua ngày 28/7, khi một cuộc tập trận bắn đạn thật của Bắc Kinh cũng đang diễn ra ở vùng biển này. Trong buổi diễn tập rà phá thủy lôi trên Biển Đông, một đơn vị đồn trú của Hạm đội Nam Hải đã kích nổ một số thủy lôi thông minh.
Thủy lôi vốn là loại vũ khí có chi phí thấp, khó phát hiện nhưng có sức công phá cao. Hiện nay, thủy lôi truyền thống đã được cải tiến thành thủy lôi thông minh có khả năng tự xác định mục tiêu bằng cách bắt các tín hiệu âm thanh, điện tử và từ tính.
Tình hình Biển Đông lại căng thẳng sau hàng loạt hành động thị uy quân sự của Trung Quốc. Ảnh minh họa
Trước đó, những tin tức mới nhất về tình hình biển Đông cũng cho biết Trung Quốc đang tiến hành tập trận bắn đạn thật trên vịnh Bắc Bộ, gần sát Việt Nam. Hoạt động này diễn ra từ 26/7 đến 1/8, song song với các cuộc tập trên biển Hoa Đông và Bột Hải.
Nhiều chuyên gia nhận định, việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự trên Biển Đông và Hoa Đông có thể làm leo thang căng thẳng với các nước láng giềng khi mà Trung Quốc yêu sách hầu như toàn bộ Biển Đông vi phạm chủ quyền của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, tại Hoa Đông, Trung Quốc cũng tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Minh Thùy (tổng hợp)
Tình hình Biển Đông hôm nay 24/7: Trung Quốc rút giàn khoan là tin cực tốt với Ấn Độ