【nhan dinh genoa】Lịch hoạt động chào mừng 60 năm Giải phóng thủ đô từ 29/9 – 5/10
Triển lãm ảnh về “thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội”,ịchhoạtđộngchàomừngnămGiảiphóngthủđôtừ–nhan dinh genoa triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi”, hoạt động trưng bày hình ảnh “9 di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội” “Liên hoan múa rồng Hà Nội lần thứ 4” là những hoạt động diễn ra sôi nổi mang giá trị văn hóa sâu sắc, không khí phấn khởi chào mừng ngày Giải phóng thủ đô.
Triển lãm ảnh về thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội
Pháo đài Xuân Canh - nơi đã bắn những loạt đại bác yểm trợ đắc lực cho quân và dân Hà Nội mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Ảnh minh họa
Triển lãm trưng bày 60 tác phẩm về 60 di tích tiêu biểu gắn liều với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Hà Nội. Triển lãm được thực hiện theo ba chủ đề: di tích tội ác của thực dân Pháp, di tích các cơ sở hoạt động trong kháng chiến và di tích về các trận chiến đấu tiêu biểu của quân và dân Hà Nội.
Nhiều bức ảnh đã ghi lại những khoảnh khắc lịch sử của thủ đô trong những giờ khác quyết liệt như cầu Long Biên, nhà số 38 Lý Thái Tổ (nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Hiệp định Sơ bộ), di tích chùa Viên Minh – nơi sư Thích Đàm Thu đã nuôi giấu giúp đỡ hoạt động cách mạng.
Các bức ảnh được trưng bày tại triển lãm thể hiện một tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân thủ đô Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Pháp, triển lãm kéo dài từ ngày 26/9 đến dịp lễ 10/10 tại căn nhà lịch sử số 48 Hàng Ngang.
Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi”
Hình ảnh bộ đội tiến vào tiếp quản thủ đô trong triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi". Ảnh minh họa
Cũng nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa trọng điểm hướng tới kỷ niệm 60 năm Giải phóng thủ đô, triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” đã diễn ra tại Văn Miếu Quốc Tử Giám từ ngày 27/9 – 2/10.
Triển lãm giới thiệu với công chúng yêu nghệ thuật 116 bức ảnh về Hà Nội qua chặng đường 60 năm phát triển ở tất cả các khía cạnh: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, được chia thành ba chủ đề chính: Hà Nội kiên cường trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, Hà Nội – thủ đô anh hùng trong thời kỳ đổi mới và Hà Nội – thành phố vì hòa bình.
Mỗi tác phẩm về Hà Nội đều thể hiện rõ niềm tự hào tình yêu Hà Nội của tác giả, đồng thời thể hiện truyền thống anh hùng vẻ vang của quân và dân thủ đô, góp phần quảng bá hình ảnh thủ đô năng động trong tời kỳ đổi mới đến bạn bè quốc tế.
Liên hoan múa rồng Hà Nội lần thứ 4
Liên hoan múa rồng mang giá trị văn hóa đặc sắc. Ảnh minh họa
Được phát động rộng khắp 30 quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội, liên hoan múa rồng được đánh giá là một trong những lê hội văn hóa tuyền thống rộng ràng, vui tươi, mang giá trị văn hóa đặc sắc của thủ đô ngàn năm văn hiến. Những động tác múa rồng mạnh mẽ, dứt khoát, khí thế hào hùng sẽ góp phần tạo không khí cho ngày hội.
Liên hoan múa rồng diễn ra vào chiều ngày 4/10 tại vườn hoa Lý Thái Tổ, hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Triển lãm ảnh về 9 di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội
Đình Tây Đằng - một trong 9 di tích quốc gia đặc biệt tại Hà Nội. Ảnh minh họa
Nhằm giới thiệu đến công chúng một nét đẹp sâu sắc về Thăng Long – Hà Nội, triển lãm trưng bày 9 di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội mang hồn thiêng sông núi kéo dài từ 24/9 – 24/10 tại Văn miếu Quốc Tử Giám.
Gần 100 bức ảnh về 9 di tích quốc gia đặc biệt bao gồm: Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Hoàng thành Thăng Long, Thành Cổ Loa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đền Hát Môn, đền Hai Bà Trưng, hồ Hoàn Kiếm – đền Ngọc Sơn, đình Tây Đằng và đình Phù Đổng, mỗi di tích mang một nét đẹp văn hóa riêng độc đáo về con người Thăng Long, đồng thời còn là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, điểm thu hút khách du lịch tham quan.
Cao Huyền
Hà Nội cũng muốn có tên đường Hoàng Sa - Trường Sa