【kết quả bóng đá chấm com】Phải tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình vận tải
Vậy cần sửa đổi dự thảo Nghị định này theo hướng nào để vừa đáp ứng được nhu cầu quản lý vừa không gây khó khăn cho doanh nghiệp. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hải quan đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam.
Ông đánh giá như thế nào về bản dự thảo Nghị định lần thứ 4 thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP?
Theo tôi quy định mới chưa làm nổi bật tư tưởng kiến tạo, thể hiện việc siết chặt quy định chứ chưa xóa bỏ rào cản cho doanh nghiệp với nhiều điều kiện vô lý. Dù Bộ Giao thông vận tải đã tiếp thu và cắt giảm nhiều thủ tục, yêu cầu không cần thiết so với các dự thảo trước, đơn giản hoá, bãi bỏ một số quy định về điều kiện kinh doanh, nhất là về kinh doanh vận tải bằng xe taxi (như đã cắt giảm quy định về niêm yết logo, màu sơn biểu trưng, điều kiện về trung tâm điều hành, tần số, thiết bị liên lạc, đồng phục, thẻ tên của lái xe),... nhưng trong dự thảo Nghị định gần nhất vẫn còn một số thủ tục, yêu cầu chưa rõ mục tiêu quản lý, tạo gánh nặng và phát sinh chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp vận tải cũng như người dân.
Là đại diện cho các doanh nghiệp đang kinh doanh loại hình vận tải ô tô, theo ông, dự thảo này nên sửa theo hướng như thế nào để vừa đáp ứng được nhu cầu quản lý vừa không gây khó khăn cho doanh nghiệp?
Theo tôi thứ nhất là cần phải bám sát với Luật Giao thông đường bộ. Hiện trong Luật Giao thông đường bộ chỉ quy định có 7 điều kiện kinh doanh cơ bản thì bây giờ khi sửa Nghị định 86 cũng phải bám sát vào Luật Giao thông đường bộ chứ không thể tùy tiện cắt giảm một số điều mà trong luật quy định phải có. Ví dụ về tập huấn chất lượng người lái xe, tập huấn cho người phục vụ trên xe, tiêu chuẩn của người điều hành vận tải thì trong dự thảo Nghị định vừa rồi lại bỏ đi hết không nêu. Ngược lại có những điều kiện không thể thực hiện, đã được chúng tôi đã kiến nghị loại bỏ rất nhiều lần nhưng vẫn không được tiếp thu. Ví dụ như quy định đối với yêu cầu các xe hợp đồng phải truyền dữ liệu hợp đồng về cho Sở Giao thông vận tải. Tại TP Hà Nội một ngày có khoảng vài trăm nghìn hợp đồng thì làm sao doanh nghiệp chuyển về được. Nếu có chuyển về được thì Sở Giao thông vận tải có giải quyết và xử lý được không? Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ thôi.
Trong thời gian vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng cần quy định loại hình xe hợp đồng điện tử như taxi truyền thống và chịu các điều kiện kinh doanh như loại hình taxi truyền thống. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Theo tôi, chúng ta phải cập nhật những loại hình vận tải mới. Vừa qua có sự cạnh tranh rất kinh khủng giữa Grab và taxi truyền thống. Mục tiêu của Grab là kinh tế chia sẻ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tận dụng xe nhàn rỗi để kinh doanh, giảm thiểu xe cá nhân. Khi đơn vị này vào thị trường Việt Nam họ đã không thực hiện đúng mục tiêu này mà ký hợp đồng với cá nhân, doanh nghiệp vận tải khiến số lượng phương tiện tăng cao. Vì vậy đến bây giờ vẫn tranh luận xem loại hình này là xe hợp đồng điện tử hay xe taxi điện tử. Quan điểm của chúng tôi là đã thực hiện loại hình vận tải hành khách dưới 9 chỗ ngồi thì phải là taxi.
Tôi không đồng tình với việc mang điều kiện kinh doanh của taxi truyền thống để áp cho taxi công nghệ bởi điều này có thể kéo lùi sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Thay vào đó, tôi đề nghị xóa bỏ những rào cản "trói buộc" taxi truyền thống, xóa những điều kiện lâu nay rất bất hợp lý đối với taxi truyền thống gây phiền hà gây tốn kém cho taxi truyền thống. Để điều kiện kinh doanh giữa hai loại hình này xích lại gần nhau, cùng một sân chơi bình đẳng.
Đơn cử như việc thực hiện kiểm định nên giao cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm, nếu phát hiện ra sai phạm thì dừng hoạt động, thu hồi giấy phép kinh doanh. Hiện nay đang quy định định kỳ doanh nghiệp phải đi kiểm định đồng hồ, gây tốn kém cho doanh nghiệp. Với một doanh nghiệp lớn thì quy định này có thể khiến doanh nghiệp tốn kém hàng tỷ đồng và rất dễ sinh tiêu cực.
Những quy định đang ràng buộc taxi truyền thống thì phải phá đi nhưng phải đảm bảo chế độ an sinh đối với người lao động. Bởi hiện nay loại hình taxi điện tử không phải chịu trách nhiệm này.
Bên cạnh đó, cần phải cải cách thủ tục hành chính. Các quy định trong dự thảo sửa đổi Nghị định 86 vẫn còn rất nhiều, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Cụ thể nhất là việc đăng ký tham gia tuyến vận hành cố định. Nhiều lần chúng tôi kiến nghị nhưng vẫn không được tiếp thu. Cụ thể chúng tôi kiến nghị cần đảo ngược quy trình, muốn tham gia tuyến vận tải, các doanh nghiệp sẽ phải tự đi khảo sát tuyến, sau đó báo cáo với cơ quan quản lý và doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm. Còn như hiện nay là phải có quy hoạch, khống chế số lượng doanh nghiệp tham gia tuyến vận tải.
Cuối cùng, cần hết sức thận trọng, tránh phát sinh thêm ra các điều kiện kinh doanh hoặc đẻ ra các điều kiện kinh doanh con.
Xin cảm ơn ông!
Trong những năm trở lại đây, vận tải ô tô có sự phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều loại hình mới như xe Limousine được xã hội chấp nhận, chiếm lĩnh một phân khúc thị trường là có thu nhập cao hơn, nhưng chưa được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật. Đây cũng không phải là xe dù, chúng ta phải đối xử đúng đắn với các loại hình này, tạo điều kiện cho loại hình này phát triển nhưng không được xâm hại đến lợi ích đúng đắn của các loại hình truyền thống khác. Từ đó cũng yêu cầu các loại hình vận tải cũ phải chuyển động, đổi mới hơn. |
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/524c799221.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。